Dấu hiệu nhận biết virus “ăn não” đang khiến cô gái 24 tuổi hôn mê
Virus ăn não thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên.
Ngày 7/5, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân H.T.D nữ 24 tuổi ở Yên Bái bị virus “ăn não” tấn cống.
Cô gái này có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đau đầu buồn nôn, nổi ban toàn thân. Rất nhiều người không nắm được dấu hiệu nhận biết virus cực kỳ nguy hiểm này nên thường chủ quan.
Cô gái trẻ bị virus ăn não tấn công.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã chỉ ra những dấu hiệu nhận biết loại virus này để mọi người phòng tránh.
Theo đó, vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides là loại vi khuẩn có thể cư trú ở vùng hầu họng một số người lành.
Khi thay đổi độc lực hoặc lây lan sang người chưa có miễn dịch khác có thể gây bệnh. Vi khuẩn não mô cầu có thể gây nhiều bệnh lý ở người như viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm khớp,….Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên.
Dấu hiệu bệnh viêm màng não do não mô cầu
Bệnh khởi phát đột ngột với đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và có dấu hiệu gáy cứng. Khi nặng hơn bệnh nhân sẽ li bì, mê sảng, hôn mê hoặc co giật. Nếu tình trạng viêm quá nặng gây phù não nhiều thì bệnh nhân có thể tử vong.
BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương
Dấu hiệu bệnh nhiễm trùng máu do não mô cầu: Bệnh nhân sau khi nhiễm vi khuẩn sẽ sốt cao liên tục, trên da có thể xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu không được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tiến triển thành sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng và tử vong. Một số bệnh nhân có thể có diễn biến tối cấp dẫn đến sốc và tử vong nhanh chóng khi mọi biện pháp điều trị chưa kịp phát huy tác dụng.
Cách phòng bệnh viêm não mô cầu
BS Cấp cũng chỉ ra phương pháp phòng bệnh viêm não mô cầu cực kỳ hiệu quả như sau:
Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y, và W135. Vắc xin này khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch; Cần tiêm 2 liều cách nhau 6 đến 8 tuần. mới đạt được mức bảo vệ. Những vắc xin này không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ và chỉ bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi nên cần tiêm nhắc lại
Bên cạnh đó, khi trong cộng đồng có dịch, phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp.
Nếu có tiếp xúc gần với người bệnh hoặc môi trường có thể vấy bẩn các dịch tiết hô hấp hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh phải dùng găng tay, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Người dân cần thông báo với Y tế dự phòng khi có tiếp xúc gần với người bệnh mà không có phương tiện phòng hộ để được điều trị dự phòng nếu cần.
Cô gái 24 tuổi ở Yên Bái có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đau đầu buồn nôn, nổi ban toàn thân.