Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư chuyên "tấn công" quý ông

Sự kiện: Ung thư

Hầu hết sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt thường rất chậm và không có biểu hiện về bệnh lý ở bệnh nhân ở giai đoạn sớm, chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn dẫn tới điều trị rất khó khăn và có khả năng gây tử vong.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, ung thư tiền liệt tuyến đứng thứ 4 trong các loại ung thư phổ biến với số lượng 1.276.106 ca mắc mới và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 8 trong các loại bệnh ung thư với 358.242 ca tử vong. Tuy nhiên, tại Việt Nam, ung thư tiền liệt tuyến chỉ đứng hàng thứ 11 với 3.959 ca mới mắc và có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 13 với 1.873 ca tử vong năm 2018.

Tiền liệt tuyến nằm phía dưới bàng quang và phía trên trực tràng, nằm cạnh tuyến tiền liệt là túi tinh (seminal vesicles), đường dẫn nước tiểu (Uretha) đi xuyên qua trung tâm của tuyến tiền liệt. Kích thước của tuyến tiền liệt thay đổi theo độ tuổi, ở nam giới trẻ tuổi, kích thước tuyến tiền liệt tương đương với kích thước của quả óc chó và lớn hơn khi nam giới về già.

Hầu hết tế bào ung thư tuyến tiền liệt thuộc loại ung thư biểu mô tuyến, trong một số trường hợp tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển nhanh nhưng hầu hết là sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt thường rất chậm và không có biểu hiện về bệnh lý ở bệnh nhân ở giai đoạn sớm, chính vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn dẫn tới điều trị rất khó khăn và có khả năng gây tử vong.

BS. Lê Thị Khánh Tâm - Trưởng khoa Ung bướu xạ trị, Bệnh viện Hữu nghị cho biết, bệnh ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng tăng lên tại Việt Nam. Theo ước tính của Globocan, ung thư tuyến tiền liệt xếp hàng thứ 6 về tỷ lệ mắc trong các loại ung thư, cao hơn năm bậc so với thống kê vào năm 2012. Chiếu theo ước tính này, có xấp xỉ 40 nam giới mắc bệnh trong 100.000 dân. Tỷ lệ tử vong lên đến 45% so với số mắc.

Ung thư tuyến tiền liệt có thể được kiểm soát tốt, kéo dài thời gian sống cho người bệnh, nâng cao chất lượng sống hơn nhiều bệnh ung thư khác khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bài bản.

Tuy nhiên, hiện chưa có chương trình sàng lọc, chẩn đoán sớm nào cho người bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong cộng đồng. Bên cạnh đó, một số bác sĩ chưa được tìm hiểu sâu về biện pháp điều trị bệnh ung thư này, hoặc cho rằng bệnh chỉ cần cắt tinh hoàn, không có biện pháp điều trị khác bổ sung.

Dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệtTheo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu nào gợi ý rõ ràng và đa số các dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gặp ở các bệnh lý khác.

Tuy nhiên, có thể ghi nhận một số dấu hiệu sau:

- Tiểu khó, tiểu lắt nhắt.

- Nước tiểu có máu nhưng thường lượng máu rất ít, mắt thường khó phát hiện được mà phải nhờ đến xét nghiệm (tiểu máu vi thế).

- Tuyến tiền liệt to hơn bình thường và có thể sờ thấy một nhân cứng. Để biết cần phải cho tay vào hậu môn khám.

- Khi bệnh tiến triển nặng có thể gặp các triệu chứng như: rối loạn cương: bệnh nhân có thể không cương được hay không giữ được tình trạng cương đủ lâu; phù 2 bàn chân; tiểu không tự chủ hay bí tiểu; đau nhức xương hay có thể bị gãy xương khi gặp một chấn thương nhẹ.

Để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt cần phải phải lưu ý khám tầm soát ung tuyến tiền liệt hàng năm ở nam giới trên 50 tuổi. Nếu gia đình có cha, anh ruột bị ung thư tuyến tiền liệt nên khám tuyến tiền liệt thường niên từ tuổi 40. Thăm khám hậu môn trực tràng: với các bác sĩ có kinh nghiệm có thể phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ của ung thư tuyến tiền liệt...

Các thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến chưa có di căn xa được điều trị đúng phương pháp sống thêm sau 5 năm là gần 100 %, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 30% ở các bệnh nhân đã có di căn xa. Do đó phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp là yếu tố vô cùng quan trọng trong chữa khỏi ung thư tiền liệt tuyến – một căn bệnh có tỷ lệ chữa khỏi rất cao nhưng diễn biến của bệnh rất chậm và triệu chứng thường không rõ ràng dẫn đến khi điều trị bệnh nhân đã có di căn xa, lúc này khả năng chữa khỏi bệnh rất thấp.

Thanh niên 29 tuổi phát hiện bị ung thư do thường xuyên ăn đêm bằng những thực phẩm này

Các chuyên gia cảnh báo, một chế độ ăn không hợp lý, nhiều chất béo, ít chất xơ… là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thuận Phương ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN