Dấu hiệu đơn giản cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm vì có cục máu đông
Nếu bạn nhận thấy một trong những triệu chứng này, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Thông thường, cục máu đông là tốt, đặc biệt khi bị thương, bạn cần máu đông và tụ lại tại vị trí chấn thương để giúp cầm máu.
Tuy nhiên, trong vài trường hợp, cục máu đông xuất hiện đặc biệt ở những tĩnh mạch sâu lại đặt con người vào tình trạng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Tim đập nhanh
Khi có một cục máu đông trong phổi, lượng oxy sẽ bị giảm. Lúc đó, hàm lượng oxy thấp, nhịp tim tăng lên để cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt.
2. Thở ngắn
Nếu bạn đột nhiên nhận ra rằng mình rất khó thở sâu, có thể đó là triệu chứng cho thấy bạn đang bị nghẽn động mạch phổi. Thậm chí bạn có thể choáng, lả đi hoặc ngất xỉu.
3. Ho không rõ lý do
Bạn bỗng nhiên ho khan liên tục, đôi khi có thể ho ra đờm hoặc máu, kèm theo khó thở, nhịp tim nhanh hay đau ở ngực, hãy nghĩ ngay đến chứng thuyên tắc động mạch phổi (PE). Nếu nghi ngờ, lập tức gọi điện thoại cho bác sĩ hoặc nhanh chóng tới ngay trung tâm y tế gần nhất trước khi quá muộn.
4. Đau ngực
Cơn đau ở ngực có thể là đau tim nhưng đó cũng có thể là chứng thuyên tắc động mạch phổi (PE). Đau tim và PE có các triệu chứng tương tự nhau nhưng chứng PE có các cơn đau nhói, đặc biệt khi hít một hơi sâu.
Cơn đau tim thường xuyên bắt nguồn từ vùng trên của cơ thể như vai, hàm, hoặc cổ. Còn chứng thuyên tắc động mạch phổi thường liên quan đến nhịp thở, cơn đau càng tồi tệ hơn mỗi lần hít thở sâu.
Cho dù là đau ngực như thế nào cũng cần phải đến bệnh viện sớm nhất có thể.
5. Vùng đỏ trên da
Thực tế, vùng bầm tím là một dạng máu đông, nhưng không đáng lo ngại. Đó không phải là chứng nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, nếu xuất hiện sự thay đổi màu sắc như bầm tím nhưng có màu đỏ thì cần cẩn thận.
Chứng nghẽn mạch máu gây ra vết ửng đỏ ở vùng chi bị ảnh hưởng, làm cho chân hoặc cánh tay có cảm giác nóng lên khi chạm vào.
6. Sưng tay hoặc chân
Sưng nề ở một bên chân hoặc tay là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Huyết khối có thể gây tắc nghẽn dòng máu ở chân, khiến máu ứ lại gây sưng nề.
Hãy cảnh giác nếu chỗ sưng to nhanh, đặc biệt là sưng đi kèm với đau.
7. Đau chân hoặc đau tay
Thông thường, cơn đau do huyết khối tĩnh mạch sâu đi kèm với các triệu chứng khác như sưng hoặc đỏ nhưng đôi khi chỉ là các cơn đau.
Đau do huyết khối thường dễ dàng bị nhầm lẫn với cơn đau do chuột rút hoặc căng cơ. Đó là lý do vì sao hiện tượng này rất hay bị bỏ qua.
Cơn đau do nghẽn mạch máu có xu hướng xuất hiện khi chúng ta đang đi bộ hoặc nhấc chân.
Do vậy, nếu có cơn chuột rút nào xuất hiện mà chân không thể lắc, đặc biệt vùng da xung quanh nóng lên và đổi màu, hãy tìm gặp bác sỹ sớm.
Nếu bạn bị chuột rút có vẻ khác thường - đặc biệt là nếu da gần đó nóng hoặc thay đổi màu sắc - hãy đi kiểm tra ngay.
8. Nôn
Nôn mửa có thể là dấu hiệu có cục máu đông trong bụng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cục bộ đường ruột và thường kèm với đau nặng ở vùng bụng. Nếu ruột của bạn không được cung cấp đủ lượng máu, bạn có thể bị buồn nôn và thậm chí có máu trong phân.
9. Thị lực kém đi
Thị lực đột nhiên kém đi thường là dấu hiệu tắc động mạch trung tâm võng mạc. Đây được xem là dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng kèm theo như chóng mặt hay không giữ được thăng bằng.
Đại tiện ra máu, táo bón, phân biến dạng kích cỡ….là những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư trực tràng.