Dấu hiệu cơ thể thiếu canxi nghiêm trọng, bổ sung ngay kẻo "ân hận mấy cũng muộn"
Khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, biểu hiện dễ nhận thấy có thể là chuột rút, đổ mồ hôi đêm, tê buồn hoặc đau nhức chân tay… Tuy nhiên, nếu tình trạng thiếu hụt này kéo dài, sẽ gây khó chịu và nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Vai trò của canxi trong cơ thể
Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.
Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định: Nồng độ canxi của xương gấp 10.000 lần nồng độ canxi của máu. Nếu hàm lượng canxi, nồng độ canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật.
Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu canxi
Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết.
Xương, răng yếu, móng tay dễ gãy
Thiếu canxi làm ảnh hưởng đến mật động xương. Khi đó, xương bị xốp và tăng nguy cơ loãng xương.
Người thiếu canxi có thể gặp các vấn đề như răng dễ bị ố vàng, dễ sau răng, có nguy cơ viêm nha chu.
Ngoài ra, thiếu canxi còn làm móng tay yếu, dễ gãy, xuất hiện đốm trắng bất thường...
Ngứa hoặc tê tay, chân
Người bị thiếu canxi có thể gặp tình trạng ngứa hoặc tê ở ngón tay, ngón chân, hoặc môi. Ngoài ra, nóng rát xung quanh miệng hoặc co giật mặt cũng là dấu hiệu của việc thiếu canxi cấp tính.
Hệ miễn dịch suy giảm
Thiếu canxi khiến hệ miễn dịch không hoạt động bình thường, làm giảm khả năng ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Thiếu canxi không chỉ khiến hệ xương, răng của cơ thể yếu đi mà còn khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn.
Lo lắng, dễ cáu kỉnh
Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng lo lắng, chán nản, cáu kỉnh hoặc cơ thể mệt mỏi, uể oải thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt canxi.
Tim đập nhanh
Canxi có vai trò trong quá trình co cơ, bao gồm cả việc co cơ ở tim. Canxi giúp gửi tín hiệu đến tim và đảm bảo tim co bóp đưa máu đi khắp cơ thể. Thiếu canxi dẫn đến tình trạng nhịp tim bất thường. Các triệu chứng thường gặp như loạn nhịp tim, tim đập quá nhanh. Thiếu canxi quá mức làm cơ tim hoạt động kém hiệu quả trong việc co bóp và bơm máu, từ đó gây ra suy tim.
Bị chuột rút
Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.
Răng trở nên vàng hơn
Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Do vậy khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn và kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những dấu của tình trạng canxi.
Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương
Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống khi đó cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.
Tình trạng này xảy ra nhiều thì càng về già càng bị loãng xương, thoái hóa đốt lưng, đốt sống cổ, thấp khớp, sỏi, cao huyết áp, và rất nhiều các bệnh khác nữa…
Các vấn đề về đại tràng
Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chế độ ăn giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư ruột kết.
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên
Những triệu chứng bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung ….xuất hiện nhiều hơn thường lệ. Điều này có liên quan đến canxi, chúng sẽ giảm đi nếu cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể.
Bệnh loãng xương
Mất xương, loãng xương, là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.
Thiếu xương (giai đoạn bắt đầu của loãng xương) và loãng xương cần phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, bằng cách đo mật độ xương và kiểm tra nồng độ canxi trong máu một cách định kỳ.
Mất ngủ
Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Trong một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.
Những việc nên làm để hạn chế nguy cơ thiếu canxi
Chắc hẳn từ những thông tin trên, chúng ta cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hạn chế nguy cơ thiếu canxi, mọi người nên chủ động bổ sung đầy đủ khoáng chất này thông qua bữa ăn hàng ngày và một số thực phẩm chức năng.
Trong đó, bạn nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, ví dụ như hải sản: tôm, cua, các loại rau xanh, đặc biệt là sữa và các chế phẩm của chúng.
Bên cạnh đó, nếu không muốn rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi, chúng ta hãy dành một chút thời gian tập luyện thể dục thể thao. Điều đó vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Nguồn: [Link nguồn]
Xương khớp là một phần rất quan trọng trong cơ thể chúng ta, nó cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và bổ sung đầy...