Đắp lá lang vườn: Hại thân, tốn của

Hiện có nhiều người không may bị ngã gãy xương hoặc phát hiện khối u đã từ chối chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại để tự ý tìm đến thầy lang. Và hậu quả, tiền mất, xương không liền, còn bị nhiễm khuẩn.

Tiền mất, tật mang...

Khoa Phẫu thuật - Tạo hình - Thẩm mỹ (Viện Bỏng Quốc gia) vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị biến chứng sau khi dùng thuốc Nam của lang băm. Bệnh nhân là ông N.V.K. (60 tuổi, trú tại Hà Nội). Ông K. nhập viện (ngày 4/11) trong tình trạng suy kiệt nặng, protein thấp và tình trạng đái tháo đường týp 2 nặng lên do không đảm bảo chế độ ăn trong thời gian dài. Vết loét tại khối u trên cổ rộng 4x8cm, sâu 4cm, có nguy cơ tổn thương động mạch cảnh (động mạch quan trọng để cung cấp máu cho cơ thể). Trước đó ông K. có tiền sử đái tháo đường týp 2, giai đoạn nặng phải tiêm insulin hằng ngày, có một khối u lành ở cổ, không có chỉ định phẫu thuật.

Đắp lá lang vườn: Hại thân, tốn của - 1

Kiểm tra trên phim Xquang để nắn chỉnh xương trước khi bó. Nguồn: Internet

Trên thực tế, nhiều thầy lang không có hoặc có rất ít kiến thức khoa học về giải phẫu cơ thể nên không thể đảm bảo là xương của người bệnh đã trở về đúng vị trí hay chưa. Họ chỉ sờ nắn bên ngoài rồi chẩn đoán theo cảm giác chủ quan để đắp thuốc, bó lá cho người bệnh.

Tuy nhiên, ông K. đã tìm đến thầy lang gần nhà để đắp lá vào khối u. Sau 1 tháng ăn chay liên tục và đắp thuốc của "lang băm", sức khỏe ông K. bị suy kiệt, khối u không nhỏ đi mà xuất hiện vết loét, nhiễm khuẩn. Ông K. yếu đến độ không thể há miệng nhai cơm mà chỉ húp cháo.Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Minh Tâm - Chủ nhiệm khoa khuyến cáo: Bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2 tuyệt đối không nên ăn chay - ăn nhiều tinh bột. Điều này sẽ khiến bệnh nặng thêm, bệnh nhân sẽ suy kiệt sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, việc đắp thuốc Nam không rõ nguồn gốc cũng dễ làm tổn thương da, nhiễm khuẩn máu rất nguy hiểm.

Một trường hợp khác liên quan đến đắp lá khác ở Hòa Bình, tại Khoa Ngoại - Chấn thương, BVĐK tỉnh Hòa Bình đã mổ phá can sửa trục kết hợp xương cho anh Đinh Công Thái, 32 tuổi ở xóm Sim Trong, xã Hợp Đồng, huyện Kim Bôi. Cách đây 3 tháng, anh bị ngã khi đi lấy củi trên đồi, vì sợ tốn tiền, lại thấy mọi người mách có ông lang ở huyện Cao Phong chữa gãy xương giỏi nên anh đã tìm đến. Ông lang đã đắp lên chỗ xương gãy loại cao lá, khoảng 10 ngày thay một lần. Cứ như vậy, sau 3 tháng, anh vẫn thấy đau, không đi lại được. Không chịu nổi đau đớn dai dẳng, gia đình đã đưa anh đến BVĐK tỉnh Hòa Bình mới tá hỏa vì tình trạng đã diễn biến khá nặng, nếu để lâu có thể để lại nhiều hệ lụy về sau. Tuy nhiên, chi phí chữa bệnh bằng thuốc Nam của ông lang vườn cũng đã hết khoảng 6 triệu đồng. Số tiền đó, gia đình cũng phải vay vượn khắp nơi. Đúng là tiền mất, tật vẫn mang!

Khuyến cáo của thầy thuốc

BS. Đinh Thế Hải, Phó khoa Ngoại - Chấn thương, BVĐK tỉnh Hòa Bình cho biết: Thời gian qua, khoa đã tiếp nhận nhiều trường hợp tự đắp lá gây hậu quả xấu cho chính người bệnh. Không ít trường hợp, đầu tiên đã vào bệnh viện điều trị một vài ngày lại nằng nặc xin về để đắp thuốc Nam mặc dù đã được các bác sĩ tư vấn, giải thích. Sau một thời gian dài chữa thuốc Nam không khỏi, có bệnh nhân sốt cao do nhiễm khuẩn phải quay lại bệnh viện điều trị. Những trường hợp đó vẫn xảy ra do nhận thức của người dân chưa đầy đủ. BS. Trần Hữu Hiệp, Phó Chủ nhiệm khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết, việc điều trị gãy xương tuy là thế mạnh của Tây y, nhưng Đông y cũng đem lại hiệu quả trong lĩnh vực này.

Đắp lá lang vườn: Hại thân, tốn của - 2

Bác sĩ BVĐK tỉnh Hòa Bình kiểm tra vết thương cho bệnh nhân Thái.

Việc đắp thuốc tại chỗ có tác dụng làm giảm phù nề, hết ứ đọng khí huyết, từ đó làm giảm đau. Sự lưu thông khí huyết được thuận lợi sẽ làm xương liền nhanh hơn. Tuy nhiên, để xương liền được không thể chỉ dựa vào thuốc đắp ngoài, mà điều quan trọng nhất là phần xương gãy phải được điều chỉnh về đúng vị trí và phải được cố định. Theo BS. Hiệp, với cách này, họ có thể thành công với những trường hợp gãy xương kín, không quá nghiêm trọng. Các loại lá mà họ dùng đắp cho bệnh nhân có tác dụng giảm sưng, đau nên người bệnh cảm thấy bớt khó chịu hơn là bó bột. Vì thế, nhiều người nghĩ rằng đắp thuốc lá hiệu quả hơn phương pháp bó bột của Tây y.

Nước ta có nguồn lợi về cây thuốc Nam lớn, không thể phủ nhận hiệu quả của những bài thuốc gia truyền. Tuy nhiên, người dân không thể phó mặc số phận của mình cho các thầy lang vườn chưa được kiểm chứng. Cần cảnh giác với những lời quảng cáo phóng đại của các thầy lang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cẩm Lệ - Văn Hậu (Sức khỏe & Đời sống)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN