Đang nằm bất ngờ bị đột quỵ, chuyên gia cảnh báo những dấu hiệu cảnh báo bệnh và cách xử lý ai cũng cần biết
Với những người bị đột quỵ, thời gian là yếu tố quyết định thành công và đem lại cơ hội sống, hồi phục cho bệnh nhân. Vì vậy, trang bị kiến thức về đột quỵ là hết sức cần thiết.
Vừa qua, thông tin từ BVĐK Vũng Tàu cho biết đã tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân Đ.Đ.T. (67 tuổi, ngụ phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM) bị đột quỵ, thiếu máu não cấp.
Người nhà cho hay, khi đang nằm thì bệnh nhân đột ngột bị yếu 1/2 người trái, không cầm nắm, không đi lại được, nói đớ và được người thân đưa vào Bệnh viện Vũng Tàu cấp cứu.
Ảnh minh họa
Ngay khi tiếp nhận thăm khám, các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não cấp giờ thứ 3,5. Các bác sĩ đã tiến hành khởi động quy trình điều trị bệnh nhân đột quỵ, cho bệnh nhân chụp Ctscan sọ não và dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho bệnh nhân.
Sau tiêm thuốc 30 phút bệnh nhân tỉnh táo trở lại, nói được, nửa người phải dần cử động được. Sau 1 ngày, bệnh nhân đã nói chuyện, đi lại bình thường và đã được xuất viện.
BS Phan Hải Đăng, Trưởng khoa Cấp Cứu cho biết, thời gian là yếu tố quyết định thành công và đem lại cơ hội sống, hồi phục cho bệnh nhân, bởi thuốc tiêu sợi huyết khối đường tĩnh mạch Alteplase chỉ được phép sử dụng nếu đến trước 4,5 giờ từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Bệnh nhân đến càng sớm khả năng hồi phục càng cao.
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, người bệnh cần cảnh giác
Hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
- Dấu hiệu ở thị lực
Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
- Dấu hiệu ở mặt
Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
- Dấu hiệu ở tay
Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
- Dấu hiệu qua giọng nói
Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
- Dấu hiệu qua nhận thức
Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
- Dấu hiệu ở thần kinh
Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Người bị đợt quỵ cần được đưa đến viện càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa
Nên làm gì nếu xuất hiện dấu hiệu đột quỵ?
Theo các chuyên gia, ước tính có 2 triệu tế bào thần kinh bị phá hủy mỗi phút trong quá trình hình thành nhồi máu não. Vì thế, sự trợ giúp y tế càng bị trì hoãn lâu, số lượng tế bào bị ảnh hưởng càng nhiều và nguy cơ tử vong càng tăng. Về lâu dài, nạn nhân còn có thể bị di chứng chức năng đáng kể, đôi khi không thể phục hồi.
Lưu ý, vẫn gọi cấp cứu kể cả khi các triệu chứng có xu hướng thoái lui hoặc biến mất. Bởi vì khả năng cao trong trường hợp này, người bệnh bị thiếu máu não thoáng qua (TIA), 10 đến 20% bệnh nhân TIA bị đột quỵ trong những tháng tiếp theo.
Sau đó cẩn thận đặt người bệnh nằm xuống cùng với một chiếc gối dưới đầu trong khi chờ đội ngũ y tế đến. Lưu ý không cho bệnh nhân ăn uống, và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Ngoài ra, hãy ghi nhớ thời điểm xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ, thu thập các đơn thuốc và kết quả xét nghiệm máu cuối cùng của người bệnh để cung cấp cho bác sĩ.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Thần kinh học cho thấy ngủ quá nhiều có thể gây hại. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ khuyến nghị...
Nguồn: [Link nguồn]