Đàn ông tinh trùng bất động, liệu có vô sinh?
Có những nguyên nhân điều trị để giúp cải thiện chất lượng “con giống” tốt lên, nhưng cũng có những nguyên nhân rất khó can thiệp.
Một người mắc bệnh tinh trùng bất động.
Bệnh viện Phụ sản TƯ và Đại học Y Hà Nội cho biết, theo thống kê cho thấy, tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam là 7,7%, trong đó khoảng 50% cặp vợ chồng dưới 30 tuổi. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của nhiều người, việc không sinh được con là do phụ nữ mà không biết rằng, nguyên nhân do cả nam và nữ hay dô chính nam giới vẫn vô sinh ngay cả khi có tinh trùng.
Tại buổi lễ chào mừng em bé thứ 500 ra đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm diễn ra ngày 18/11, anh Trần Quốc Hảo (Ninh Bình), 32 tuổi cho biết, vợ chồng anh lấy nhau 5 năm không có con. Cả gia đình đều nghĩ nguyên nhân do vợ anh, chạy chữa đông y nhiều nơi nhưng không có kết quả. Sau đó, bác sĩ yêu cầu anh Bảo đến khám, mới té ngửa, nguyên nhân do anh mắc bệnh tinh trùng bất động.
Tương tự như anh Bảo, anh Trần Văn Thành (Hưng Yên) 39 tuổi, lập gia đình được 8 năm cũng chưa có con, cả gia đình anh Thành đều nghĩ nguyên nhân do anh Thành.
“Một tháng nay, tôi phát hiện tinh dịch của mình bị vón cục. Sau khi đi khám, kết quả cho thấy, tinh trùng ít, số lượng di động chỉ 1%, dị dạng và bất động 90%. Bác sĩ kết luận, lý do tôi chưa có con là do tình trùng bất động”, anh Thành buồn bã nói.
BS nam khoa Nguyễn Bá Hưng cho biết, khi phát hiện tinh trùng bị bất thường gây vô sinh, ví dụ như những trường hợp mô tả ở trên là ít và rất yếu. Lúc này, việc khám tìm ra nguyên nhân là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả và sự nhanh chóng của điều trị.
Theo bác sĩ Hưng, có những nguyên nhân có thể điều trị giúp cải thiện chất lượng “con giống” tốt lên, nhưng cũng có những nguyên nhân rất khó can thiệp. Tuy nhiên, những người tinh trùng bất động cũng không nên bận tâm nhiều bởi cho dù chất lượng con giống có ít và rất yếu thì với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay, hoàn toàn có thể được làm cha.
BS Hưng khuyến cáo, chỉ nên thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khi đã cố gắng chữa trị tích cực kết hợp với việc thay đổi chế độ làm việc, ăn uống, sinh hoạt khoa học mà vẫn chưa thành công, chứ không nên quá lạm dụng các kỹ thuật cao ngay.
Ngoài ra, nên tìm đến một cơ sơ khám chữa bệnh với các thầy thuốc chuyên khoa về sinh sản có uy tín để khám lại và chữa trị đúng hướng. Trong thời gian điều trị, cần kết hợp với giảm thời gian làm việc ngoài nắng, làm mát tinh hoàn bằng việc mặc quần thoáng, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ thường xuyên, ăn uống bồi bổ, sinh hoạt điều độ (quan hệ tình dục 2-3 tuần/lần)...
Trong khi đó, theo tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn, không tinh trùng là trong tinh dịch không có “con giống”, là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.
Vô sinh nam chiếm tỷ lệ 45-50% trong vô sinh, và không “con giống” lại là nguyên nhân chủ yếu. Bệnh dễ chẩn đoán, nhưng điều trị lại rất khó khăn. Tuy vậy, với tiến bộ trong điều trị, đặc biệt là hỗ trợ sinh sản có khoảng 75-80% nam giới được chẩn đoán không tinh trùng trong tinh dịch vẫn có con bằng tinh trùng của mình.
Triệu chứng của không tinh trùng, theo tiến sĩ Vệ, rất khó chẩn đoán, nếu không xét nghiệm, phân tích tinh dịch. “Trên lâm sàng chúng tôi gặp nhiều nam giới hình thức ưa nhìn, tình dục vẫn tốt, trí tuệ phát triển nhưng tinh dịch lại không có tinh trùng. Và chỉ có phân tích tinh dịch mới xác định là có hay không?” - tiến sĩ Vệ nói.
Khi nào được coi là hiếm muộn? Theo BS Nhã, Trưởng trung tâm HTSS Bệnh viện Bưu Điện, nhiều cặp lấy nhau 3-4 năm không có thai mới bắt đầu đi khám, trong khi nếu vợ chồng dưới 30 tuổi sinh hoạt tình dục bình thường không có biện pháp tránh thai mà 6 tháng vẫn chưa có em bé đã được coi là hiếm muộn. BS Nhã cho biết, với những tiến bộ trong điều trị hiếm muộn và kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, tỉ lệ điều trị vô sinh hiện nay đã lên tới 50-60% thông qua các phương pháp IVF/ICSI, PESA/ICSI... Điều quan trọng là các cặp vợ chồng nhận thức sớm để can thiệp kịp thời. |