Đặc sản hồng ngâm vào mùa nhưng phải ăn đúng cách kẻo rước độc tố vào người

Sự kiện: Sống khỏe
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hồng ngâm, hay hồng giòn, là loại quả phổ biến vào mùa thu. Nhiều người thích ăn quả này vì nó không quá ngọt, thơm và rất dễ ăn, hơn nữa còn mang lại khá nhiều công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp. Thế nhưng, hồng ngâm không phải ăn lúc nào cũng được và có chống chỉ định với một số người.

Theo bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hà (Viện Dinh dưỡng): Quả hồng ngâm rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, nên mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe.

Quả hồng ngâm có vị ngon khó cưỡng và giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải ăn đúng cách kẻo hại đến sức khỏe.

Quả hồng ngâm có vị ngon khó cưỡng và giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải ăn đúng cách kẻo hại đến sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trong quả hồng ngâm có một lượng dồi dào chất chống oxy hóa flavonoid. Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu flavonoid có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch do nó giúp ổn định huyết áp, giảm cholesterol LDL “xấu” và giảm viêm.

Mặt khác, quả hồng cũng giàu chất xơ, vitamin C và khoáng chất như sắt và hợp chất phenolic. Những chất này có khả năng giữ cho động mạch không bị tắc nghẽn, giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, một quả hồng chứa hơn một nửa lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày, điều này giữ cho đôi mắt khỏe mạnh.

Hồng ngâm còn được chứng minh là có tác dụng tuyệt vời cho những người ăn kiêng bởi vị ngọt của quả sẽ chế ngự cơn đói rất tốt và nó cũng không có nhiều calories. Vì lý do này mà các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng ngâm vào khẩu phần ăn của mình.

Tuy hồng ngâm rất giàu giá trị dinh dưỡng nhưng, không như phần lớn các loại hoa quả, ăn hồng bạn cần lưu ý nó kỵ với một số thứ.

Quả hồng ngâm rất tốt cho người ăn kiêng vì dễ tạo cảm giác no và giàu chất xơ hòa tan.

Quả hồng ngâm rất tốt cho người ăn kiêng vì dễ tạo cảm giác no và giàu chất xơ hòa tan.

Không ăn hồng khi đói

Sở dĩ các chuyên gia khuyến cáo mọi người không ăn hồng khi bụng đói vì nó chứa nhiều chất tanin và pectin có khả năng kết tủa và vón lại thành từng cục khi gặp môi trường axit. Một khi bụng đói – dạ dày rỗng, những chất này sẽ sẽ vón lại tạo thành khối bã ở ruột non, gây tắc ruột.

Để tránh tác dụng phụ của hồng ngâm như tắc ruột, bạn nên ăn hồng ngâm khi đã no, không nên ăn khi đang đói.

Hồng ngâm trở thành độc tố khi ăn cùng trứng và tôm, cua

Mọi tín đồ của hồng ngâm đều nên nhớ rằng loại quả này đại kỵ với các loại hải sản nói chung như tôm và cua. Những thực phẩm này không nên ăn cùng nhau. Bởi vì tôm, cua vốn là thực phẩm giàu đạm, khi kết hợp với hồng sẽ gây ra các vấn đề ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.

Hồng ngâm có thể gây tắc ruột khi ăn vào lúc đói.

Hồng ngâm có thể gây tắc ruột khi ăn vào lúc đói.

Sở dĩ có hiện tượng này là vì chất tanin cùng với một số chất khác có trong quả hồng sẽ làm cho protein trong hải sản kết tủa, lưu lại trong ruột và lâu ngày sẽ lên men, thối rữa. Nặng hơn, những chất này có thể tạo thành các viên sỏi trong dạ dày, gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày, nguy hiểm đối với tính mạng.

Quả hồng ngâm cũng chống chỉ định khi ăn với trứng. Bởi vì sự kết hợp của 2 thực phẩm này trong ruột có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nôn mửa hoặc viêm ruột cấp tính.

Nếu bạn đã lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng thì cần uống dung dịch nước muối loãng pha cùng nước sôi hoặc nước ép gừng tươi pha với nước ấm để rửa ruột. Nếu không nôn được hết chất trong ruột ra, cần uống nhiều lần những loại nước này để dễ nôn hơn. Sau đó, sử dụng thuốc nhuận tràng để loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Người bị tiểu đường không nên ăn hồng ngâm

Quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hầu hết là monosaccarit và disaccharides đơn giản. Vì thế, ăn hồng khiến cơ thể dễ hấp thụ, dẫn tới tăng đường huyết, nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường. Hồng ngâm khiến đường huyết tăng lên, do đó những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn loại trái cây này.

Ngoài ra, hồng ngâm cũng không nên được ăn bởi những người tiêu hóa kém, người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, phụ nữ sau sinh, người bị suy nhược cơ thể và những người bị cảm lạnh.

Hãy súc miệng thật kỹ sau khi ăn hồng ngâm

Như đã nói, hồng chứa nhiều đường và pectin. Sau khi ăn, những chất này đọng lại trong kẽ răng và miệng. Mặt khác, axit tannic có nhiều trong quả hồng cũng là tác nhân gây mòn răng, dẫn tới sâu răng.

Vì thế, nếu thích loại trái cây mùa thu này, bạn nên uống nước và vệ sinh răng miệng thật kỹ sau khi ăn.

Súc miệng kỹ sau khi ăn hồng ngâm để ngừa mòn răng và sâu răng.

Súc miệng kỹ sau khi ăn hồng ngâm để ngừa mòn răng và sâu răng.

Để chọn hồng ngâm ngon, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đối với người tiêu dùng bình thường, về mặt cảm quan rất khó phát hiện hồng ngâm nước bình thường hay là hồng ngâm có hóa chất. Vì vậy, khi chọn quả hồng ngâm, nên mua ở những nơi bán uy tín.

Khi mua nên chọn những quả hồng già, quả còn nguyên núm, không dập nát cũng như không vết thâm nhũn. Quả hồng già thường có đặc điểm cuống đen, hơi cong, da căng bóng. Nhìn quả hồng có vỏ màu hơi ngả vàng. Không nên chọn những quả hồng có vết thâm, bị nứt và dập hoặc bị rụng mất núm.

Những loại quả quen thuộc này hầu như chợ nào cũng bán, trẻ nhỏ thường thích mê. Tuy nhiên để chọn được quả không "tắm" thuốc trừ sâu bạn nên bỏ túi ngay mẹo hay sau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đạt Nhi ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN