Đà Nẵng: Đang gia tăng bệnh tay chân miệng

Chiều 9.9, Trung tâm y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng cho biết, bệnh tay chân miệng đang tăng cao và có chiều hướng gia tăng trên địa bàn, chủ yếu là nhóm trẻ dưới 5 tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Tam Lãm, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiểm và văc xin sinh phẩm- Trung tâm y tế dự phòng cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 6.9, ghi nhận 1.333/808 trường hợp mắc, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2014, không có trường hợp tử vong. Các ca mắc tập trung vào đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Cùng với đó bệnh sốt xuất huyết cũng đang có dấu hiệu tăng mạnh do bắt đầu vào mùa mưa, dự báo diễn biến sẽ phức tạp trong thời gian đến nếu không tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và kịp thời.

Đà Nẵng: Đang gia tăng bệnh tay chân miệng - 1

Đà Nẵng đang gia tăng bệnh tay chân miệng

Tính từ đầu năm đến ngày 6.9, có 138 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42/56 xã, phường, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2014, không có trường hợp tử vong.  Các địa phương đang có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân cao như: Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết của các tuần từ 30 - 36 của năm 2015 đang có dấu hiệu gia tăng mạnh. Đặc biệt tại phường Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ) có nguy cơ bùng phát thành dịch trong thời gian đến.

Nguyên nhân gia tăng bệnh tay chân miệng do đang ở đỉnh thứ 2 của dịch (từ tháng 9-11) và người dân chưa nhận thức cao về vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Hiện bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng mạnh do bắt đầu vào mùa mưa, dự báo tình hình dịch sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian đến nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả và kịp thời. Do vậy, ngoài nổ lực của ngành y tế, chính quyền địa phương, đặc biệt là từng gia đình cần phòng bệnh cho gia đình của mình.     

Vì thế, để phòng bệnh cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc vệ sinh cá nhân sạch  sẽ; vệ sinh ăn uống bằng cách ăn chín uống sôi, khử trùng bát đũa, dụng cụ cá nhân; làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt và giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ…., bác sĩ  Lãm khuyến cáo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Oanh ([Tên nguồn])
Bệnh tay,chân,miệng có khả năng lan nhanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN