Đã có câu trả lời vụ khăn ướt nhiễm chất cấm

Theo lý giải của Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế, hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh tác hại của chất cấm Praben và Methylisothiazolinone trong sản phẩm khăn ướt đối với sức khỏe.

Vừa qua thông tin một số sản phẩm khăn ướt, sữa tắm trẻ em chứa chất cấm (Praben và Methylisothiazolinone) gây hoang mang cho người dân. Đây là chất có mặt trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm trong đó được sử dụng phổ như kem dưỡng da, mascara, nước tẩy trang, kem cạo râu và nhiều sản phẩm dùng cho trẻ em như khăn ướt lau em bé, sữa tắm...

Theo lý giải của Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế, hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh tác hại của chất cấm này đối với sức khỏe con người.

Đã có câu trả lời vụ khăn ướt nhiễm chất cấm - 1

Khăn ướt có chứa chất cấm

Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế cũng ban hành công văn khẩn về việc bổ sung quy định các chất dùng trong mỹ phẩm trong đó quy định cấm 5 dẫn xuất Paraben và cấm Methylisothiazolinone (MIT).

Paraben là biến thể của dầu hỏa, trong các sản phẩm mỹ phẩm được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn để ngăn ngừa sự oxy hoá của sản phẩm. Các Parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ có thể làm rối loạn cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da. Còn chất bảo quản Methylisothiazolinone (MI) trong khăn ướt có thể gây phản ứng dị ứng ở một số trẻ em.

Theo khảo sát của phóng viên, tại các siêu thị lớn và các cửa hàng bán lẻ, ngoài một số mỹ phẩm, loại mặt hàng dùng cho trẻ em nằm trong danh mục của Bộ Y tế có chất bị cấm là một số sản phẩm sữa tắm trẻ em như Johnson’s PH5.5, Johnson’s Baby và Johnson’s Baby Bath & Milk,  D-nee pure... và sản phẩm khăn ướt Baby Care.

Cụ thể với chất Paraben, Cục Quản lý Dược cho phép sản phẩm được lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30-7-2015. Hơn nữa, sản phẩm có chứa Methylisothiazolinone được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30-4-2016.

Đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, các dẫn chất Paraben được sử dụng với vai trò làm chất bảo quản trong mỹ phẩm rất phổ biến (trên 22.000 sản phẩm mỹ phẩm có sử dụng dẫn chất paraben làm chất bảo quản).

Theo lãnh đạo Cục Quản lý Dược, xuất phát từ việc chưa có bằng chứng cụ thể về sự mất an toàn của các sản phẩm và cần thời gian để tìm kiếm, thay thế các hợp chất an toàn hơn, Cộng đồng Châu Âu quyết định đưa ra lộ trình để thực hiện khuyến cáo này (năm 2016). Chính vì thế, các sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường Việt Nam cho đến khi áp dụng lộ trình mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN