Đã có 78 ca mắc bệnh bạch hầu, nhiều trường hợp không có biểu hiện
Đến thời điểm này trên địa bàn 4 tỉnh Đăk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã ghi nhận 78 ca bệnh bạch hầu.
Thông tin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, đến thời điểm này trên địa bàn 4 tỉnh Đăk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã ghi nhận 78 ca bệnh bạch hầu.
Trong số 78 ca bệnh bạch hầu, Đắk Nông là tỉnh ghi nhận số ca bệnh nhiều nhất với 29 trường hợp, Kon Tum có 26 trường hợp, Gia Lai là 20 trường hợp và Đăk Lăk ghi nhận 3 trường hợp.
Đặc biệt, trong số 78 ca bệnh này, có tới 26 ca không có biểu hiện triệu chứng, người lành mang trùng, được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc.
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đánh giá, bệnh nhân hầu hết là người lớn do những người này giai đoạn năm 1991-1995 chưa được tiêm chủng nên không có miễn dịch bạch hầu.
Ngoài ra, dù tiêm vắc-xin nhưng vẫn có vi khuẩn trong người nên vẫn có khả năng lây lan. Vắc-xin chỉ giảm tình trạng bệnh nặng, biến chứng và tử vong. Với bệnh bạch hầu cần phải phát hiện sớm, vì thế điều tra dịch tễ để truy vết là rất quan trọng giúp những người đã tiếp xúc được dùng kháng sinh dự phòng.
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, mọi năm dịch bạch hầu rải rác, quy mô nhỏ, năm nay xảy ra trên diện rộng. Bằng sự vào cuộc chủ động, tích cực nhất, Bộ Y tế với quan điểm chỉ đạo chung là làm thế nào để dập tắt dịch trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo tính bền vững trong thời gian tiếp theo.
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, bạch hầu là bệnh cổ điển, tử vong chủ yếu do độc tố của bạch hầu gây ra nên việc điều trị càng sớm càng tốt, muốn điều trị sớm phải phát hiện sớm. Bạch hầu có cả vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu do đó phải ngăn chặn ngay, không để lây lan rộng trong cộng đồng.
Về giải pháp phòng chống mang tính lâu dài và bền vững, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắcxin trên quy mô lớn mà 4 tỉnh đầu tiên là Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk - những địa phương đã có ca bệnh xuất hiện, sau đó là Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
"Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu với quy mô lớn tại 4 địa phương này nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tạo tiền đề vững chắc phòng chống dịch các năm tiếp theo", GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Theo đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tiêm 01 mũi vắc xin 5 trong 1; trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi: tiêm 01 mũi vắc xin DPT và người từ 48 tháng tuổi trở lên: tiêm 02 mũi vắc xin Td (mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 01 tháng). Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu được triển khai từ tháng 7/ 2020.
Dự kiến sẽ có khoảng hơn 10 triệu liều vắcxin và dụng cụ phòng hộ cá nhân cung cấp cho 4 địa phương này để tiêm phòng cho gần 4,7 triệu người.
Dấu hiệu mắc bệnh bạch hầu Sốt không cao. Đặc biệt có biểu hiện nhiễm độc, da tái xanh, trẻ mệt mỏi, li bì, quấy khóc, biếng ăn. Ho có tiếng ông ổng, kèm theo khó thở, khàn tiếng. Giả mạc ở vùng hầu họng lúc đầu có màu trắng ngà, sau đó có màu vàng nhạt, rất dai, khó bóc tách. Nếu cố tình lấy giả mạc ra sẽ gây chảy máu... Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Có khá nhiều triệu chứng xuất hiện trong 2 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu người nhiễm bệnh sẽ bị đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng này tăng dần từ nhẹ đến nặng hơn. Chính vì triệu chứng khá phổ biến nên cha mẹ dễ nhầm tưởng trẻ chỉ đơn giản đang bị cảm lạnh, chứ không phải đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu. Tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh, bệnh bạch hầu sẽ có các biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, bạch hầu mũi trước thì bệnh nhân sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy đôi khi có lẫn máu. Khi khám, có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu. Hay bạch hầu thanh quản là thể bệnh tiến triển nhanh và rất nguy hiểm. Bệnh nhân thường biểu hiện bằng dấu hiệu sốt, khàn tiếng, ho ông ổng. Nếu không được xử trí kịp thời, có thể có nguy cơ tử vong nhanh chóng…. Tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được bằng tiêm vắc-xin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh. |
Nguồn: [Link nguồn]
GS. TS. Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá, tình hình bệnh bạch hầu có nhiều điểm khác biệt so với...