Đã có 19 ca tử vong do sốt xuất huyết

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc giảm 20,2%, số tử vong giảm 22 ca.

Tại TP.HCM, tính từ ngày 11-17/11 (tuần 46), ghi nhận 695 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 8,3% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến tuần 46 là 12.013 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, quận 7 và TP Thủ Đức.

Tại Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 6.243 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 80% so với cùng kỳ 2023.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sốt xuất huyết do virus dengue gây ra, trung gian truyền bệnh là muỗi vằn (tên khoa học Aedes aegypti). Bệnh không lây qua đường hô hấp, dịch tiết của người bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp.

Theo các chuyên gia, người bệnh mắc sốt xuất huyết thường trải qua các giai đoạn:

Giai đoạn sốt: Sốt cao đột ngột, liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Người bệnh thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.

Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã giảm sốt và có thể có các biểu hiện: Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan; nôn ói.

Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ). Tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể gây suy hô hấp), màng bụng, phù nề mi mắt. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít.

Một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như tổn thương gan nặng/suy gan, thận, tim, phổi, não, rối loạn tri giác, suy chức năng các cơ quan khác. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương.

Giai đoạn hồi phục: thường từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10: Sốt giảm, tiểu cầu tăng dần trở lại, tiểu nhiều, cảm giác ăn ngon miệng trở lại.

Theo các chuyên gia, khi bị sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh có thể được nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà kết hợp uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nếu có thể).

Đặc biệt, không được dùng aspirin để điều trị sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do khi bị sốt xuất huyết, có hiện tượng chảy máu, Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa).

Dù được chuyển tuyến tới Bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM để điều trị song bệnh nhân đã tử vong do sốt xuất huyết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Anh ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN