Cựu tuyển thủ Việt Nam mất mạng vì đột quỵ, ngày hè “nóng chảy mỡ” càng phải cẩn thận hơn với dấu hiệu nhỏ này
Cựu tuyển thủ Việt Nam Hoàng Lâm mới đây đã ra đi vì đột quỵ. Trong ngày hè “nóng chảy mỡ” hiện nay, mọi người càng phải cẩn thận với những dấu hiệu nhỏ này để tránh nguy hiểm tính mạng.
Nhiều người trẻ ra đi vì đột quỵ
Cựu tiền vệ Phan Quý Hoàng Lâm mới đây đã qua đời ở tuổi 36 vì đột quỵ. Anh được biết đến là một cầu thủ tài năng, lối chơi khôn khéo, xử lý bóng đầy kỹ thuật, dứt điểm nhạy bén và sút phạt tốt. Theo chia sẻ của đồng nghiệp, cựu tuyển thủ Việt Nam mất mạng vì đột quỵ sau khi tắm đêm. Sự ra đi của tiền vệ Hoàng Lâm đã khiến giới cầu thủ, bạn bè quen biết bàng hoàng tiếc thương.
Cựu tiền vệ Hoàng Lâm qua đời ở tuổi 36 vì đột quỵ. Ảnh Thanh niên
Trước cựu tuyển thủ Việt Nam này đã có rất nhiều người trẻ ra đi vì đột quỵ. Trước đó, nam ca sỹ Trần Đại Nhân cũng gặp đột quỵ bị biến chứng liệt nửa bên người, méo miệng, phải phẫu thuật. Theo thống kê từ Hội nghị khoa học Đột quỵ và Thần kinh toàn quốc lần thứ 7, mỗi năm ở nước ta có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ. Khoảng 50% trong số các bệnh nhân này tử vong, để lại nhiều di chứng sau đột quỵ như liệt toàn thân, liệt nửa người, bại não…
Vào những ngày hè, các bệnh viện trong cả nước thường tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ. Trong số đó, có những bệnh nhân còn rất trẻ, thậm chí có trường hợp chưa đầy 20 tuổi. Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội - Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đột quỵ trước thường gặp ở người già, nhưng giờ lại trở thành "sát thủ" của người trẻ. Đây là tình trạng thiếu máu đột ngột đến một phần não làm tế bào não thiếu ô xy dẫn tới các rối loạn chức năng vận động, nhận thức, thị giác… Ở những người trẻ, đột quỵ thường do dị dạng mạch máu não nhiều hơn hoặc từ thói quen xấu như lười vận động, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo...
Dấu hiệu nhỏ nhưng vô cùng quan trọng không nên bỏ qua
GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, thời tiết nắng nóng hay thay đổi đột ngột làm nền nhiệt cơ thể tăng, dễ mất nước, các mạch máu co lại, lượng máu lên não giảm làm gia tăng đột quỵ. Khi không được phát hiện, cấp cứu kịp thời, nạn nhân đột quỵ có thể gặp nhiều di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Điều quan trọng trong cấp cứu đột quỵ, quan trọng nhất là vấn đề thời gian. Cần phải tận dụng "thời gian vàng" của não, tránh động quỵ não gây di chứng nặng nề. Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh đột quỵ là 6 giờ kể từ lúc bắt đầu phát bệnh và thời gian kim cương là 3 giờ đầu. Đáng tiếc rất ít người được đưa vào cấp cứu kịp thời trong "thời gian vàng" để được áp dụng các biện pháp điều trị thông mạch máu.
Các chuyên gia nhấn mạnh, những dấu hiệu nhỏ nhưng vô cùng quan trọng không nên bỏ qua để cấp cứu kịp thời cho người đột quỵ là bị đau đầu, méo miệng, nói ngọng hoặc không nói được, tê tay chân…
Khi thấy có người biểu hiện đột quỵ cần cho họ nằm xuống chỗ thoáng và để họ nằm nghiêng một bên tránh ói. Ngay sau đó gọi xe cấp cứu đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối mọi người đừng cho bệnh nhân ăn uống thuốc gì hoặc nặn máu ở đầu ngón tay, bấm huyệt… càng làm tình trạng nặng hơn. Bởi người bệnh rơi vào trạng thái mê man khi cho uống thuốc hay nước rất dễ bị tắc đường thở vì sặc.
Để phòng tránh căn bệnh cực kì nguy hiểm này, mọi người cần có lối sống lành mạnh. Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ cao như bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… Ngoài ra, hạn chế hút thuốc, ăn mặn, tránh tắm quá khuya, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và rau xanh, trái cây…
Trong thời điểm nắng nóng như hiện nay, cùng với đột quỵ, sốc nhiệt, nắng nóng rất dễ xảy ra. Ở những người nguy cơ cao như người già, người có bệnh lý tim mạch càng phải cẩn thận tránh ra đường trong những giờ nắng gắt. Khi dùng điều hòa, mọi người lưu ý không để chênh nhiệt độ quá lớn với bên ngoài, đang ngồi điều hoà trong nhà đột ngột ra ngoài đường vì dễ dẫn đến sốc nhiệt và đột quỵ tử vong; ăn uống đủ chất dinh dưỡng; bổ sung nước thường xuyên.
Bên cạnh các yếu tố như tuổi tác, giới tính, tiền sử đột quỵ hay các yếu tố bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch,...
Nguồn: [Link nguồn]