Cứu trái tim phải dùng tỏi đen, hoa hòe theo đúng cách sau

Sự kiện: Sống khỏe

Trong Đông y, tỏi đen và hoa hòe là vị thuốc tốt để phòng ngừa bệnh tim mạch, hoặc đã mắc bệnh tim mạch mà muốn dự phòng biến chứng thì đều có thể sử dụng.

Bệnh tim mạch rất phổ biến, dễ dẫn tới nguy cơ mắc tai biến mạch máu não, để lại di chứng nặng nề cho con người.

Trong Đông y, tỏi đen và hoa hòe là vị thuốc tốt để phòng ngừa bệnh tim mạch, hoặc đã mắc bệnh tim mạch mà muốn dự phòng biến chứng thì đều có thể sử dụng.

Tỏi đen và hoa hòe là vị thuốc quý giúp ngừa bệnh tim mạch. Ảnh minh họa.

Tỏi đen và hoa hòe là vị thuốc quý giúp ngừa bệnh tim mạch. Ảnh minh họa.

Cách dùng tỏi đen

Theo Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn (khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), Tỏi đen không có trong tự nhiên, mà là thành phẩm được lên men từ tỏi trắng với điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm và thời gian (khoảng 30 - 60 ngày) để biến tỏi trắng thành tỏi đen, giàu hàm lượng các chất với chất lượng cao hơn cả tỏi trắng (nhất là sulfur hữu cơ, đường Fructose, đặc biệt hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 - 5 lần).

Y học cổ truyền gọi tỏi là Đại toán, có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu xấu, giảm đường huyết, giảm huyết áp, tăng cường sức co bóp cơ tim, cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lão hóa, dự phòng rất tốt xơ vữa động mạch, rất có lợi cho tim mạch.

Tỏi đen giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều bệnh (như cảm cúm, tim mạch, ung thư…), phục hồi tổn thương cơ bắp do tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.

Tỏi đen. Ảnh minh họa.

Tỏi đen. Ảnh minh họa.

Tỏi đen là dược liệu phòng bệnh rất tốt, vì có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan (tốt cho người viêm gan, xơ gan, người hay tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ), người bị suy giảm miễn dịch do hóa chất (hoặc chiếu xạ), người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt… Tỏi đen có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.

Tỏi đen đặc biệt tốt với người bị cúm vì giúp hồi phục nhanh chóng, còn có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.

Tỏi đen là loại thuốc quý phổ biến, dễ ăn, vị ngọt, dẻo, bóc không dính tay, không hôi. Để phòng ngừa bệnh tim mạch thì mỗi ngày có thể ăn vài tép tỏi đen. Người bình thưởng có thể ăn 1-3 củ tỏi đen (khoảng 3 - 5 gram).

Tỏi đen có hàm lượng chất cao hơn tỏi trắng rất nhiều. Ảnh minh họa.

Tỏi đen có hàm lượng chất cao hơn tỏi trắng rất nhiều. Ảnh minh họa.

Cách dùng hoa hòe

Hoa hòe là vị thuốc nam rất tốt cho hệ tim mạch và huyết áp, Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não mang lại hiệu quả cao, an toàn, đặc biệt là không gây nhờn thuốc sau khi sử dụng một thời gian dài.

Hoa hòe phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất, rồi phơi hay sấy khô nụ hoa hòe làm thuốc nam cực quý, có tác dụng giảm mỡ máu, giảm đường huyết, những bệnh lý liên quan đến mạch máu, chống ngưng kết tập tiểu cầu, tăng sức co bóp cơ tim.đặc biệt là làm bền thành mạch, tăng tính thấm của mao mạch, nâng cao sức bền thành mạch, tốt cho người mắc huyết áp cao, cầm máu, kháng khuẩn và chống viêm, chống co thắt cơ trơn ở đường ruột.

Nụ hoa hòe tươi và nụ hoa hòe khô. Ảnh minh họa.

Nụ hoa hòe tươi và nụ hoa hòe khô. Ảnh minh họa.

Hoa hòe còn dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh khác như tiêu chảy, trĩ chảy máu, chảy máu cam… rất hiệu quả. Hoặc cầm máu (do chảy máu cam, tiểu tiện, đại tiện ra máu, rong kinh), giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và tăng độ bền của mao mạch, hạ mỡ trong máu, viêm loét…

Hoa hòe cần dùng là hoa hòe chưa nở phơi hay sấy khô. Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit) – 1 loại vitamin P giúp tăng sức chịu đựng của mao mạch. Các vitamin khác đều có tác dụng phòng chống mao mạch bị đứt vỡ do thiếu vitamin C, P. Hoạt chất Rutin trong hoa hòe thường dùng cho bệnh nhân mắc: cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, điều trị xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, có tác dụng đối với bệnh cao huyết áp.

Hoa hòe khô. Ảnh minh họa.

Hoa hòe khô. Ảnh minh họa.

Mặc dù hoa hòe rất cần cho những người muốn phòng ngừa bệnh tim mạch, hoặc đã mắc bệnh tim mạch, nhưng các bác sĩ Đông y khuyên: hoa hòe có tính hơi lạnh nên người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu, hoặc hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát…) không nên dùng. Nếu muốn dùng cần phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng (đường, gừng). Tốt nhất là phải có bác sĩ đông y, lương y có tay nghề cao tư vấn cách sử dụng để có hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Cách ăn tỏi đen đúng:

Tỏi đen có nhiều công dụng quý. Do đó, chỉ cần ăn tỏi đen đúng cách sẽ giúp bạn và gia đình bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.

- Cần nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng.

- Không dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

Ăn trực tiếp 2-3 củ tỏi đen/ngày. Người già thì ăn 1-2 củ tỏi đen/ngày sẽ phát huy được tối đa khả năng , công dụng của tỏi.

Nên ăn riêng tỏi đen sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị (vì gia vị có thể phản ứng tạo tác dụng phụ không mong muốn.

Tỏi đen ngâm rượu thì phải dùng rượu nếp nguyên chất không có cồn, uống ít nhất 1 lần/ngày, mỗi lần 50 ml.

Tỏi đen ngâm mật ong rất có tác dụng trong các điều trị chứng bệnh khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là ở trẻ em.

Cách pha trà hoa hòe:

Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, đổ nước thật sôi vào, để 10-20 phút cho hoa hòe ngấm nước chìm xuống là uống được.

Nếu hoa hòe nổi là do nước chưa thật sôi.

Hoặc cho hoa hòe vào ấm đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.

Hoặc có thể cho thêm vài lát cam thảo, 1 chút thảo quế minh thì sẽ có bình trà dự phòng tim mạch rất tốt.

Trà hoa hòe uống rất thơm. Pha xong có thể để lạnh uống giải khát bất cứ lúc nào.

Nguồn: [Link nguồn]

Bài thuốc ngâm rượu cho quý ông dẻo dai, sung mãn 'chuyện phòng the'

Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu giúp quý ông chống các 'trục trặc' như bất lực, xuất tinh sớm, di tinh,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN