Cứu sống trẻ sơ sinh mắc bệnh phổi kẽ hiếm gặp

Cháu Nguyễn Duy Minh. 2 tháng tuổi (Tây Hồ, Hà Nội) mắc bệnh phổi kẽ hiếm gặp, vừa được các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cứu sống.

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp của cháu M. rất hiếm gặp. Trên y văn thế giới, tỷ lệ chỉ có từ 3- 4 trẻ/ 1 triệu trẻ dưới 16 tuổi mắc.

BS Dũng cho biết, cháu Minh. nhập viện cách đây 2 tháng trong tình trạng ho, sốt, khó thở và có dấu hiệu viêm phổi. Sau khi chụp phim, các bác sĩ thấy phổi bé bị mờ. Điều này khiến em bé khó thở, suy hô hấp, tím tái.

Các bác sĩ áp dụng đúng phác đồ điều trị viêm phổi nhưng sức khỏe cháu M. không khá lên, thậm chí ngày càng có biểu hiện suy hô hấp.

Ngay sau đó, cháu bé được chụp cắt lớp vi tính.  Kết quả cho thấy, toàn bộ các phế trường dày, các đường xơ thông khí rất kém. Các bác sĩ nghi ngờ,  đây là nguyên nhân khiến em bé khó thở, suy hô hấp và buộc các bác sĩ phải cho bé nội khí quản. Điều lạ, là bé M. thở máy trong tình trạng vẫn tự thở được nhưng nếu rút máy là nguy hiểm đến tính mạng.

Cứu sống trẻ sơ sinh mắc bệnh phổi kẽ hiếm gặp - 1

Bé Nguyễn Duy Minh. được  các bác sĩ cứu sống

BS Dũng cho biết, trong quá trình thở máy, các bác sĩ phải cho thuốc an thần để nhịp thở của bé Minh. đồng bộ về một mạch. “Cái khó của ca bệnh này là phải tính toán liều thuốc an thần và nâng nồng độ oxy trong máu của bé Minh. lên”, BS Dũng nói.

Sau khi kiểm tra các yếu tố nguy cơ, các bác sĩ nhận thấy cháu bé sinh non 33 tuần, nồng độ kháng thể trong máu rất thấp, thiếu miễn dịch. Đặc biệt là cháu M. nhiễm virus CMV từ trong bụng mẹ. Lúc này, các bác sĩ kết luận cháu M. mắc bệnh viêm phổi kẽ cực kỳ hiếm gặp.

“Trên thế giới, bệnh phổi kẽ ở người lớn cũng rất khó chữa huống chi là bé 1 tháng tuổi”, BS Dũng nhận định.

Cứu sống trẻ sơ sinh mắc bệnh phổi kẽ hiếm gặp - 2

Chị Trang hạnh phúc bên con trai

Để điều trị cho bệnh nhi này, các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai phải dùng kháng sinh liều thấp kéo dài kết hợp với kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn mủ xanh liên tục trong hai tháng đồng thời thở máy kéo dài hơn 1 tháng, bệnh nhân mới khá lên.

Đến nay, bệnh nhân đã được ra viện, bé ăn chơi bình thường nhưng khả năng bị mắc bệnh lại là vẫn có. Do đó, cháu Minh. vẫn phải đến viện khám định kỳ.

Chị Nguyễn Thu Trang, mẹ của bé Minh.  chia sẻ: “2 tháng là khoảng thời gian không quá dài với tất cả mọi người nhưng với gia đình Duy Minh thật vô cùng khó khăn, có biết bao nhiêu cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Có những lúc tưởng chừng như tuyệt vọng rồi hạnh phúc lại ngập tràn với gia đình”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN