Cúm A vào mùa, nhiều người nhập viện, cách nào để phát hiện bệnh sớm?

Sự kiện: Cảm cúm

Bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện trẻ sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho.

Thời tiết giao mùa đông –xuân với đặc điểm độ ẩm cao, nhiệt độ thuận lợi là thời kỳ các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển. Đây cũng là giai đoạn bệnh cúm A “vào mùa”.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó chủ tịch Hội hô hấp Nhi Việt Nam, bệnh cúm A ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em thường là do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa có kháng thể trước cúm do chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.

Bệnh nhân cúm A nhập viện. (Ảnh: SKĐS)

Bệnh nhân cúm A nhập viện. (Ảnh: SKĐS)

Mặt khác, vào mùa đông – mùa của dịch cúm bùng phát mạnh, hệ hô hấp của trẻ trở nên nhạy cảm với tác nhân gây bệnh khiến trẻ dễ mắc bệnh.

Thông thường, để nhận biết cúm A, các chuyên gia cho rằng người bệnh có các biểu hiện như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải, một số trẻ thậm chí có dấu hiệu co giật.

Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.

Ở trẻ bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần, háo nước,…

Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, thở nhanh, li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể sốt cao kèm co giật.

Đối tượng có thể mắc cúm A

Đối tượng nào cũng có thể mắc cúm A, tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý có nguy cơ mắc cao và diễn tiến nặng hơn: Trẻ em < 5 tuổi, trong đó trẻ em <2 tuổi có nguy cơ nhiễm cao nhất. Những trẻ có bệnh lý nền, trẻ ở môi trường đông đúc có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Trên thực tế, đa số các loại cúm A có thể khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách. Đối với các trường hợp mắc cúm A, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại nhà, chỉ một số ít bệnh nhân chuyển biến nặng cần phải nhập viện.

Để phòng, chống bệnh cúm A, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chú trọng vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm, như sốt, ho, sổ mũi,… người dân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh; vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường. Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế, tránh xảy ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện nay, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, những người có sức đề kháng kém, như trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính… dễ lây nhiễm cúm A. Bởi vậy, để phòng bệnh cúm A chủ động, người dân nên đến các phòng tiêm chủng vắc-xin dịch vụ để tiêm vắc-xin phòng cúm đầy đủ và đúng lịch.

Sốt, đau đầu, đau họng: Làm sao để phân biệt cúm A và viêm họng cấp?

Bạn bị sốt, đau đầu, chảy mũi, hắt hơi, đau họng… và băn khoăn không biết là liệu mình chỉ bị nhiễm lạnh, viêm mũi họng cấp thông thường hay là bị nhiễm cúm, đặc biệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Cảm cúm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN