Cực kỳ hy hữu: Người đàn ông 50 tuổi mắc bệnh mũi sư tử
Đây là tình trạng biến dạng vùng mũi do sự tăng sinh, phì đại tuyến bã nhờn, mô liên kết và mạch máu ở mũi.
Người đàn ông 50 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh bệnh mũi sư tử nhập Bệnh viện Da liễu Trung ương với hình dạng mũi bất thường, nghẹt mũi, khó thở. Bệnh nhân vừa được các bác sĩ phẫu thuật tạo hình lại mũi.
Trước đó nhiều năm ông đã phát hiện bị bệnh trứng cá đỏ. Khoảng 2 năm gần đây vùng da ở mũi đỏ nhiều, tăng tiết nhiều bã nhờn, mũi gồ ghề, tiến triển phì đại che lấp đường thở.
Người đàn ông mắc bệnh hiếm gặp.
Sau khi chữa trị bằng nhiều cách nhưng tình trạng khó thở không thuyên giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống bệnh nhân mới đến bệnh viện thăm khám.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh mũi sư tử Rhinophyma. Đây là tình trạng biến dạng vùng mũi do sự tăng sinh, phì đại tuyến bã nhờn, mô liên kết và mạch máu ở mũi.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, mũi sư tử là một trong các dạng của trứng cá đỏ. Các vị trí trí khác có thể có phì đại da và tuyến bã là mi mắt, trán, cằm. Vị trí điển hình của mũi sư tử là ở đầu mũi. Trứng cá đỏ gây phì đại các tổ chức mô ở đỉnh mũi và cánh mũi, khiến vùng này nổi cao như múi củ tỏi.
Bệnh nhân có mũi sư tử thường có hình dáng mũi phì đại, biến dạng, mất thẩm mỹ. Vùng thương tổn mũi sư tử có màu da hoặc màu đỏ. Các mao mạch giãn rộng nổi rõ trên da, có nhiều lỗ nhỏ, tiết bã… Bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Trường hợp có đầu mũi bít nghẹt đường thở như ca bệnh này thì cực kỳ hiếm gặp.
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tạo hình lại đầu mũi và cánh mũi, người bệnh đã không còn tình trạng nghẹt mũi, khó thở, được ra viện cuối tuần trước. Nguy cơ tái phát với vùng đã phẫu thuật gần như không còn, tuy nhiên, nam bệnh nhân này ngoài phì đại vị trí đầu mũi, trứng cá đỏ còn mọc ở nửa trên lưng mũi, cạnh hai bên má, với nguy cơ phì đại.
Theo bác sĩ, trứng cá đỏ là một bệnh lý viêm mạn tính tương đối phổ biến, dấu hiệu đặc trưng là có mụn nhỏ nhiều, tập trung thành từng mảng, sẩn, cục, sưng tấy khiến da mặt đỏ bừng, nhất là khi tiếp xúc ánh nắng. Ngoài ra, vùng da mặt có tình trạng giãn mạch cả vùng da không có mụn.
Trứng cá đỏ thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh nhưng thông thường khi người bệnh được chẩn đoán bị trứng cá đỏ cần được điều trị và quản lý, bởi trường hợp nặng sẽ tiến triển thành bệnh mũi sư tử.
Khoảng 1 tháng nay, bệnh nhân khó thở và tức ngực khi gắng sức.
Nguồn: [Link nguồn]