Cụ ông bị hoại tử chân chỉ vì muỗi đốt

10 năm trước, ông Vương bị muỗi đốt bên chân trái, dần dần vết thương bị hoại tử khiến ông phải sống chung với chiếc chân bốc mùi suốt 10 năm qua.

Mùa hè 10 năm trước, ông Vương khi đó 70 tuổi cùng cháu trai đi bộ trong công viên thì bỗng cổ chân trái của ông bị muỗi đốt. Vết muỗi cắn này đỏ lên và ngày càng mở rộng, vết loét có cỡ to bằng đồng xu.

Cụ ông bị hoại tử chân chỉ vì muỗi đốt - 1

Ảnh minh họa

Ông Vương đã đi tới rất nhiều bệnh viện. Một số bệnh viện thì kê cho ông thuốc bôi trị ngứa, nơi khác thì kê cho ông thuốc kháng sinh để loại bỏ tình trạng viêm, nhưng đều không thể chữa khỏi.Trong suốt 10 năm qua, vết muỗi cắn này cứ dần bị hoại tử và bốc mùi hôi thối. Chỉ cần một chút sơ ý là vết thương này lại bị loét ra, lần sau nặng mùi hơn và nghiêm trọng hơn lần trước. Đặc biệt là vào mùa hè, mùi hôi lại càng nồng nặc, bao trùm cả căn nhà. Đứa cháu nội ông Vương vừa bịt mũi vừa hét :”Hôi quá” rồi chạy ra khỏi phòng.

Sau đó, ông Vương mua gạc y tế về quấn lên vết loét và mặc trùm quần dài ra ngoài. Cách này làm cho mùi hôi bớt đi nhưng đến mùa hè, vừa đắp gạc và mặc quần dài thì vết loét này càng bí và nóng hơn. Vì để mọi người trong gia đình đỡ phải chịu đựng mùi hôi, ông Vương đã âm thầm chịu đựng trong 10 năm. Ông vẫn không thể hiểu, tại sao chỉ là một vết muỗi cắn mà lại để chân lở loét, hôi thối đến tận 10 năm?

Một lần tình cờ, ông Vương tìm được đến bác sĩ Tưởng Kình Tùng, chủ nhiệm khoa Ngoại bệnh viện nhân dân tỉnh. Sau khi xem bệnh án và kiểm tra, bác sĩ Tưởng đã giải quyết được nghi vấn bấy lâu của ông Vương.

Thì ra ông Vương bị căn bệnh giãn tĩnh mạch, căn bệnh này gây ra triệu chứng loét da. Triệu chứng của căn bệnh này ban đầu chưa rõ ràng, qua một thời gian có thể nhìn thấy các tĩnh mạch nổi dưới da, sau đó gây ngứa da và loét da. Việc ông Vương bị loét da thì thủ phạm thực sự là do giãn tĩnh mạch, còn muỗi là tác nhân làm bùng phát bệnh.

Trên thực tế, tình hình bệnh của ông Vương không phải là không có dấu hiệu phát hiện bệnh trong thời kì đầu. Mùa hè hàng năm, khoa Ngoại bệnh viện nhân dân tỉnh đón tới hơn 70 phụ nữ trẻ đến kiểm tra tĩnh mạch.

Bác sĩ Tưởng cho biết: “Bệnh suy tĩnh mạch có thể được chia thành 6 giai đoạn, tĩnh mạch xuất hiện ở chân là giai đoạn đầu tiên, nhưng sử dụng phương pháp phun bọt hardener có thể giải quyết được vấn đề này”.

Bác sĩ giải thích, bệnh giãn tĩnh mạch không thể ngăn chặn, một khi đã phát bệnh thì bệnh sẽ mãi phát triển, chỉ là mức độ phát triện bệnh nhanh hay chậm mà thôi. Và phương pháp phun bọt Hardener chính là cách trực tiếp để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Phương pháp này không chỉ phù hợp cho người mới bị bệnh hoặc thiếu nữ mà còn phù hợp cho cả người cao tuổi và người có bệnh lí về tim mạch.

Các bác sĩ Ngoại khoa Âu Mỹ đều không nhìn thấy giai đoạn 5 và 6 của người bệnh, bởi vì rất nhiều bệnh nhân ngay từ khi mới phát hiện bệnh thì đã điều trị bệnh bằng phương pháp phun bọt Hardener, đạt được mục tiêu chữa bệnh giai đoạn đầu, liệu pháp này giống như chích một mũi tiêm, ngay trong ngày là có thể ra viện”, Bác sĩ Tưởng nói thêm.

Nhóm người có nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch cao là những người thường làm việc lao động chân tay nặng nhọc, bố mẹ đã từng mắc chứng giãn tĩnh mạch, những người làm nghề giáo viên, y tá, những người làm việc phải đứng nhiều.

Đối với nhóm người này, bác sĩ Tưởng đưa ra gợi ý: "Nếu phải đứng lâu, bạn hãy đeo tất có tính đàn hồi, không làm những hoạt động làm tăng áp lực lên chi dưới ví dụ như nhảy Aerobic. Khi ngồi, không vắt chéo chân. Nếu cả ngày phải đứng làm việc thì khi về nhà không nên vội vàng ngâm chân vào nước ấm".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Xuân Lộc (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN