Cụ bà chưa từng có tiền sử bệnh bỗng dưng bị đột quỵ, bác sĩ lưu ý với người cao tuổi

Sự kiện: Đột quỵ

Cụ N. (Thanh Ba, Phú Thọ) có tiền sử khỏe mạnh, chưa từng phát hiện tiền sử bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường,…)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị thành công 1 trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi. Đó là cụ bà 92 tuổi bị nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa bên phải giờ thứ 6, đã rối loạn ý thức, khó nói, méo miệng, liệt 1/2 người phải.

Người bệnh V.T.N 92 tuổi (Thanh Ba, Phú Thọ) có tiền sử khỏe mạnh, chưa từng phát hiện tiền sử bệnh lý đặc biệt (Tăng huyết áp, đái tháo đường,…).

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Trước khi vào viện 5h, người bệnh được phát hiện trong tình trạng rối lẫn lộn, nói khó, méo miệng, liệt 1/2 người phải và được chuyển tới Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba. Ngay lập tức, các bác sĩ tại đây đã tiến hành trao đổi trực tuyến nhanh với ekip của Trung tâm Đột quỵ – BVĐK tỉnh Phú Thọ về tình trạng đột quỵ ở người cao tuổi và chuyển người bệnh về Trung tâm điều trị trong giờ thứ 6.

Tại Khoa Cấp cứu và Điều trị tích cực, Trung tâm Đột qụy, các bác sĩ đã thăm khám và chỉ định cận lâm sàng. Kết quả chụp cắt lớp vi tính CT mạch máu não cho thấy hình ảnh tắc động mạch não giữa bên trái. Người bệnh được chẩn đoán “Nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa bên trái giờ thứ 6”.

Qua hội chẩn, các bác sĩ xác định người bệnh đã qua giờ vàng (0h – 4,5h), không còn chỉ định tiêu sợi huyết. Tuy nhiên, người bệnh đến viện ở giờ thứ 5h – 6h, nên vẫn có thể can thiệp mạch để lấy huyết khối.

Mặc dù can thiệp đột quỵ ở người cao tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn khi mạch máu bị “biến dạng”, xơ vữa, nhưng sau khi hội chẩn và thống nhất với gia đình, các bác sĩ vẫn quyết định chỉ định can thiệp mạch não cho người bệnh.

Quá trình can thiệp diễn ra rất thuận lợi, huyết khối được lấy ra hoàn toàn. Sau can thiệp, người bệnh đã được tái thông hoàn toàn động mạch não giữa trái, sức khỏe người bệnh hồi phục tốt, tỉnh táo, gọi hỏi biết, cử động được tay chân theo yêu cầu.

Đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra khá phổ biến. Thời gian vàng điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết chỉ nằm trong 4,5 giờ đầu tính từ khi khởi phát bệnh, tối ưu là 3 giờ đầu. Những người bệnh nhập viện sau 4,5 giờ thì gần như không được dùng thuốc tiêu sợi huyết vì tính hiệu quả của thuốc sẽ giảm. Đối với người bệnh bị tắc động mạch lớn vào sau 4,5 giờ, sẽ được lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ cơ học vào mạch máu não để lấy cục huyết khối ra. Cửa sổ thời gian của kỹ thuật này dài hơn và có thể kéo dài 6h, một số trường hợp có thể lên tới 24h.

Mức độ phục hồi sau tiêu sợi huyết và lấy huyết khối phụ thuộc vào thời gian được can thiệp của người bệnh: “Càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu can thiệp muộn có thể sẽ gây biến chứng phù não hay chảy máu. Lúc này cần phải phẫu thuật sọ giảm áp, tuy nhiên vẫn để lại một số di chứng cho người bệnh.

Theo BS CKI Nguyễn Anh Minh – Khoa Cấp cứu & Điều trị tích cực, Trung tâm Đột qụy cho biết: Có rất nhiều trường hợp đột quỵ ở người cao tuổi nhưng gia đình có ý định từ bỏ điều trị với lý do sợ sức khỏe yếu, hiệu quả chữa bệnh không cao.

Tuy nhiên, với những người bệnh đủ điều kiện sức khỏe, các bác sĩ vẫn có thể can thiệp và điều trị.

Cô gái trẻ bị đột quỵ sau nhiều năm uống thuốc tránh thai

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) vừa ghi nhận bệnh nhân nữ 26 tuổi bị đột quỵ sau khi uống thuốc tránh thai kéo dài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN