COVID-19 và sex: Những điều phái mạnh cần biết

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng COVID-19 có thể gây rối loạn cương dương và giảm khả năng sinh sản của nam giới trong những tháng sau khi nhiễm bệnh.

Chỉ khoảng 3 năm sau đại dịch COVID-19 xuất hiện trên thế giới, các chuyên gia vẫn đang làm sáng tỏ những tác động bí ẩn mà virus corona gây ra đối với hầu hết mọi bộ phận của cơ thể - từ tim, phổi, não đến mắt, da và cơ quan sinh sản.

Trong khi hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của COVID-19 đối với khả năng sinh sản đều tập trung vào phụ nữ, nghiên cứu mới về nam giới đang bắt đầu cho thấy rằng sự lây nhiễm có thể dẫn đến suy giảm tạm thời khả năng sinh sản và chức năng tình dục của nam giới.

COVID-19 có thể liên quan đến chứng rối loạn cương dương.

COVID-19 có thể liên quan đến chứng rối loạn cương dương.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11 năm 2021 trên Tạp chí Điều tra Nội tiết cho thấy nam giới mắc COVID-19 có nguy cơ bị rối loạn cương dương cao hơn 3 lần so với nam giới không mắc COVID-19. Tuy nhiên, điều này chiếm ít hơn 5% số người trong nghiên cứu đã bị nhiễm bệnh.

Theo Kevin Chu, một nhà nghiên cứu về nam học tại Đại học Miami (Hoa Kỳ), việc phát hiện ra coronavirus trong mô dương vật và tinh hoàn đã đặt ra những câu hỏi cần có câu trả lời.

Tiến sĩ Chu cho biết: “Việc tìm thấy virus trong mô này là điều đầu tiên thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem xét một số bộ phận của cơ thể mà ban đầu không được xem xét. Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết.”

COVID-19 có thể dẫn đến rối loạn cương dương không?

Đối với một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 năm 2022 trên tạp chí Y học tình dục, TS Chu và các đồng tác giả của ông đã đưa ra giả thuyết rằng vì COVID-19 có thể dẫn đến co thắt các mạch máu quanh tim nên nó ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của nam giới.

TS Chu nói: “Bạn cần lưu lượng máu tốt vào dương vật để cương cứng và nếu điều đó bị ảnh hưởng, nó có thể gây ra rối loạn cương dương.”

TS Chu và nhóm của mình đã xem xét hồ sơ y tế điện tử của hàng triệu bệnh nhân ở Hoa Kỳ, xác định hơn 230.000 nam giới trưởng thành mắc COVID-19 và so sánh họ với một số lượng nam giới tương tự không bị nhiễm bệnh. Kết luận của họ cho thấy: COVID-19 có thể liên quan đến chứng rối loạn cương dương. Theo TS Chu, tìm kiếm các mối liên hệ là bước quan trọng đầu tiên, nhưng sau đó chúng ta cần xác định các mối tương quan nhân quả này.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự cương cứng không hoàn toàn là sinh học. TS Chu nói: “Chúng đòi hỏi các yếu tố tâm lý xã hội và điều đó cũng cần được xem xét, đồng thời giải thích rằng sự căng thẳng về tinh thần do bị bệnh”.

Các nhà khoa học từ lâu đã ghi nhận tác hại mà căng thẳng gây ra đối với ham muốn và chức năng tình dục, nhưng nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của căng thẳng liên quan đến đại dịch đến đời sống tình dục của mọi người đã tạo ra nhiều kết quả khác nhau.

Các nhà khoa học từ lâu đã ghi nhận tác hại mà căng thẳng gây ra đối với ham muốn và chức năng tình dục.

Các nhà khoa học từ lâu đã ghi nhận tác hại mà căng thẳng gây ra đối với ham muốn và chức năng tình dục.

Một phân tích tổng hợp được công bố vào tháng 1 năm 2022 trên tạp chí BMC Public Health đã xem xét 26 nghiên cứu liên quan đến gần 2.500 phụ nữ và 3.800 nam giới. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có mối liên hệ giữa đại dịch COVID-19 và giảm hoạt động tình dục, đặc biệt là ở phụ nữ và nỗi sợ nhiễm hoặc lây truyền COVID-19 có tác động lớn nhất đến sự xuất hiện của rối loạn chức năng tình dục.

COVID-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới không?

Một nghiên cứu trên 120 nam giới được công bố vào tháng 2 năm 2022 trên tạp chí Khả năng sinh sản và Vô sinh cho thấy 60% những người mắc COVID-19 bị giảm khả năng vận động của tinh trùng trong tháng sau khi nhiễm bệnh, mặc dù virus không được phát hiện trong chính tinh trùng.

Bởi vì nghiên cứu vẫn còn mới nên không rõ sự sụt giảm mức sinh này kéo dài bao lâu, mặc dù các tác giả ước tính khoảng ba tháng.

Một nghiên cứu riêng biệt, được công bố vào tháng 1 năm 2022 trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ, bao gồm hơn 2.100 cặp vợ chồng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng COVID-19 ở phụ nữ dường như không làm giảm khả năng mang thai của họ, nhưng COVID-19 ở nam giới có thể làm giảm khả năng sinh sản. So với những nam giới không mắc COVID-19 trong vòng 60 ngày ở thời điểm đó, những nam giới mắc COVID-19 có khả năng thụ thai thấp hơn gần 20%.

Chas Easley, tiến sĩ, phó giáo sư khoa học sức khỏe môi trường tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Georgia ở Athens, cho biết: “Chúng tôi cho rằng các tác động sẽ không kéo dài nhưng chúng tôi vẫn chưa biết chắc chắn về điều đó.”

Theo tiến sĩ Easley, tất cả các loại virus đều nhắm đến các thụ thể hoặc protein khác nhau để xâm nhập vào tế bào. Virus corona đằng sau COVID-19 nhắm vào hai loại protein: ACE2 và TMPRSS2. Easley và một số chuyên gia khác đưa ra giả thuyết rằng các cơ quan chứa cả hai loại protein này đặc biệt dễ bị nhiễm virus COVID-19. Tinh hoàn là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất tinh trùng, chứa cả hai.

Tế bào Sertoli, một loại tế bào trong tinh hoàn, cũng chứa các protein này. Những tế bào này tạo thành một hàng rào vật lý ngăn cách các mạch máu với tinh hoàn, được gọi là hàng rào máu. Khi virus bám vào các protein này, nó sẽ phá vỡ chức năng của các tế bào Sertoli theo nhiều cách.

Những người từng mắc COVID-19 và đang gặp khó khăn trong việc thụ thai nên cân nhắc làm xét nghiệm để đánh giá số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của chúng.

Những người từng mắc COVID-19 và đang gặp khó khăn trong việc thụ thai nên cân nhắc làm xét nghiệm để đánh giá số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của chúng.

Easley nói: “Nếu bạn làm hỏng các tế bào Sertoli, bạn sẽ mất khả năng thúc đẩy quá trình sinh tinh cần thiết để tạo ra tinh trùng thực sự”.

Ông khuyên những người từng mắc COVID-19 và đang gặp khó khăn trong việc thụ thai nên cân nhắc làm xét nghiệm để đánh giá số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của chúng.

Vắc xin COVID-19 có khiến nam giới vô sinh không?

Theo Easley, không có loại vắc xin COVID-19 nào làm giảm khả năng sinh sản của nam giới. Ông nói: “Vắc-xin không thể gây vô sinh nhưng virus thì có thể”.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2022 trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy không có sự khác biệt về khả năng sinh sản ở nam hay nữ giữa những người không bị nhiễm bệnh đã được tiêm vắc xin COVID-19 so với những người không bị nhiễm bệnh và không được tiêm vắc xin.

Theo Easley, tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là một cách quan trọng để nam giới bảo vệ khả năng sinh sản của mình. Ông nói: “Ngay cả những trường hợp nhẹ của COVID-19 cũng có thể dẫn đến giảm số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển của tinh trùng thấp hơn, tăng sự phân mảnh DNA trong tinh trùng và chúng tôi dự đoán rằng vắc-xin sẽ ngăn ngừa thiệt hại này”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thủy Kiều ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN