"Công cụ mới" cứu quý ông khỏi dạng ung thư dễ gây liệt dương

Sự kiện: Sống khỏe

Dễ gây chết người nếu không điều trị triệt để, để lại tác dụng phụ đầy đau khổ như liệt dương, tiểu không kiểm soát…, ung thư tuyến tiền liệt là nỗi ám ảnh với quý ông.

Một nhóm khoa học gia từ Đại học California ở Los Angeles (UCLA - Mỹ) và Đại học Toronto (Canada) đã phát hiện ra một dấu ấn sinh học mới biểu hiện qua microRNA trong nước tiểu của nam giới có thể giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt dạng phát triển nhanh.

"Công cụ mới" cứu quý ông khỏi dạng ung thư dễ gây liệt dương - 1

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt tích cực đến mức không cần thiết có thể khiến nhiều quý ông tốn kém, đau đớn và chịu những tác dụng phụ đầy đau khổ một cách không cần thiết - ảnh minh họa từ internet

Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện này có thể cứu vô số bệnh nhân khỏi các ca phẫu thuật và xạ trị không cần thiết, cũng như không bỏ sót các ca cần can thiệp gấp và tích cực.

Các công cụ chẩn đoán hiện tại cho phép xác định ung thư tuyến tiền liệt dễ dàng, nhưng việc phân loại các nhóm nguy cơ vẫn là thách thức lớn. Thông thường khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt mắc dạng phát triển nhanh, số đông còn lại bệnh phát triển rất chậm, có khi hàng chục năm mới gây hại cho bệnh nhân.

Với dạng phát triển chậm, nếu có thể phân loại được bác sĩ sẽ chỉ lựa chọn các phương pháp can thiệp tối thiểu, có giai đoạn chỉ cần theo dõi, bởi lẽ việc can thiệp quá mức, không cần thiết không những khiến bệnh nhân đau đớn, tốn kém, mà họ còn phải sớm chịu "oan" các tác dụng phụ khó chịu trong điều trị căn bệnh này như rối loạn cương dương, tiểu không kiểm soát. Các tác dụng phụ này làm đàn ông sợ đến mức theo một khảo sát của Inperial College London (Anh) năm 2018, không ít quý ông thà chết còn hơn điều trị để rồi bị liệt dương, són tiểu.

Ngược lại, với người bị dạng tiến triển nhanh, không điều trị sớm và tích cực có thể dẫn tới cái chết vì đây là một dạng ung thư nguy hiểm (riêng tại Anh mỗi năm có tới 11.800 người chết, tương đương hơn 1/4 số ca phát hiện mới). Nghiên cứu mới của UCLA và Đại học Toronto này ước tính có tới 20% đến 35% bệnh nhân thuộc nhóm này không được điều trị đầy đủ dẫn đến việc tái phát bệnh và những hậu quả xấu hơn.

Các công cụ phân loại hiện tại bao gồm sinh thiết PSA và các xét nghiệm có độ chính xác chưa cao. Vì vậy, việc phát hiện dấu ấn sinh học quan trọng trên sẽ giúp phát triển dạng xét nghiệm mới – có thể là xét nghiệm nước tiểu, một biện pháp không xâm lấn và rất tiện lợi, nhưng hiệu quả phân loại bệnh tối ưu.

Theo giáo sư Paul Boutros (UCLA), thành viên nhóm nghiên cứu, yếu tố trên có thể giúp giảm tới 50% số bệnh nhân phải trải qua các biện pháp điều trị nặng nề (phẫu trị, xạ trị) một cách không cần thiết.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of the National Cancer Institute.

8 thói quen quý ông thường mắc phải vô tình tiêu diệt ”tinh binh” hàng loạt

Số lượng tinh trùng của đàn ông phương Tây đã giảm hơn 50% trong 40 năm qua. Yếu tố lối sống đóng một vai trò lớnb quyết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A. Thư ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN