Con tử vong vì bệnh này, người mẹ biết thì đã quá muộn màng
Con thường xuyên bị đau một chân nhưng mẹ không biết bệnh gì lại đổ lỗi cháu hiếu động chơi nhiều quá nên mới dẫn đến đau chân mà không biết đó là dấu hiệu của ung thư xương.
Dấu hiệu đau xương tại chỗ có thể cảnh báo bệnh ung thư xương
Tưởng con đau chân ai dè ung thư
Chị Trần Thị Lễ - 45 tuổi, trú tại Hiệp Hoà, Bắc Giang vẫn không thể nào quên được cái chết của cô con gái 15 tuổi sau 3 năm chống chọi với bệnh ung thư xương.
Chị Lễ kể con gái chị từ nhỏ đã hiếu động. Dù là con gái nhưng cháu luôn thích các trò chơi của các bạn nam như đá bóng, cầu lông, bơi sông, chèo thuyền cháu không từ một trò chơi nào không làm. Có lúc, chị thường trách con sao con gái mà chẳng nữ tính chút nào. Khác với cháu, anh trai của cháu điềm đạm bao nhiêu thì cô em gái lại nghịch ngợm bấy nhiêu.
Năm học lớp 7, khi cháu 12 tuổi bé thường xuyên kêu đau một bên đầu gối chân. Chị Lễ lại còn mắng con ham chơi chắc đá bóng bị đá vào chân nên đau, chị chỉ lấy rượu ngâm mã tiền để xoa bóp cho con mà không để ý gì đến bệnh.
Cứ xoa bóp thấy cháu hết đau cả nhà yên tâm. Lúc nào chị cũng mắng mỏ con gái sao mà như đàn ông. Đến khi bé đi học tập thể dục về kêu đau chân, chân như gãy ra khiến con gái chị cứ ôm đầu gối khóc, khóc đến mất ngủ. Hàng xóm láng giềng đến hỏi thăm khuyên chị nên cho con đi kiểm tra tại bệnh viện.
Lúc đó, chị mới gọi điện cho chồng đang đi làm tận TP.HCM báo tình hình của con gái. Anh giục vợ đưa con đi khám. Hai mẹ con lên Bệnh viện Nhi trung ương khám. Lúc đầu, bác sĩ chẩn đoán tràn dịch khớp gối tuy nhiên tình trạng không đỡ và chụp xquang phát hiện đó là ung thư xương giai đoạn tiến triển.
Nghe đến hai từ ung thư xương, chị Lễ như ngã quỵ bởi vì cháu còn quá trẻ, từ trước đến nay trong tâm trí của chị hai chữ này chưa bao giờ hiện hữu, đến bây giờ chị vẫn ân hận vì bé có kêu đau đầu gối từ vài tháng trước. Nếu chị biết đưa con đi khám ngay có khi lúc đó sẽ cứu được con.
Nhớ lại quãng thời gian chiến đấu cùng con, chị Lễ như ngã quỵ bởi truyền hoá chất nhiều đợt mà bé không đỡ, bệnh tiến triển phải cắt bỏ chân nhưng cuối cùng ung thư vẫn tấn công di căn và gây gãy xương ở vùng cổ xương đùi. Mọi nỗ lực của vợ chồng chị đã lụi tắt khi cháu bị di căn vào phổi và mọi biện pháp kéo dài cuộc sống của cháu đều không đáp ứng. Nhìn đứa con thân yêu rời xa mình vĩnh viễn, bà mẹ này luôn đau khổ tự trách vãn bản thân nếu như đừng trách con ham chơi gây đau chân hãy nghĩ con đau thực sự thì có thể bé đã không bị phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn như thế.
Bệnh nguy hiểm nhất của xương
Ung thư xương là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Khối u này có đặc điểm phát triển rất nhanh, phát triển liên tục, xâm lấn tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn đi cư trú ở rất xa. Một điều cực kỳ tệ hại của ung thư xương đó là sự di căn thường rất nhanh. Nếu so với khối ung thư khác thì có thể thấy tốc độ di căn của ung thư xương nhanh gấp từ 3 - 4 lần.
Vì ung thư xương không có nghĩa là chúng ta bị ung thư ở mảnh xương bên ngoài cùng cứng như đá. Lớp xương này ít khi bị bệnh. Mà chính là ung thư ở phần xương mềm và tủy bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên nó dễ dàng theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nó có thể đi được một đoạn đường rất xa trước khi chúng ta tìm ra bệnh.
TS Hoàng Đình Chân - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết ung thư xương nguyên phát là loại ung thư xuất phát từ các thành phần của xương, được xác định từ thời cổ đại cách đây 5000 năm. Tại Việt Nam, ung thư xương nguyên phát có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 1,7/ 100.000, đứng thứ 16 trong tổng số các ung thư ở cả 2 giới.
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh ung thư xương, TS Chân cho biết đó là đau tại chỗ là dấu hiệu đầu tiên, triệu chứng đau chiếm tới 87,5%. Lúc đầu đau ngắt quãng sau đó đau liên tục và kéo dài, đau nhói kiểu gãy vụn xương. Toàn thân mệt mỏi, mất ngủ. Vận động giảm ở giai đoạn muộn và tổn thương ở nhiều vị trí như xương chậu, xương bả vai
Nhìn bằng mắt thường thấy có khối u hình thoi hoặc hình cầu, cứng, có ranh giới rõ ràng. Da ở vùng nổi u nóng hơn các phần da lành. Khối u thường đau, vị trí u thường gặp ở trên xương chày, đầu dưới xương đùi, xương dài.
Teo cơ, sưng ở phần mềm, có khả năng có u máu ngoài da. Có khả năng bị gãy xương tự nhiên (gặp từ 1,1 – 5% các trường hợp)
TS. Chân cho biết kết quả điều trị chung các loại ung thư xương hiện nay sống thêm 5 năm là 70%, trong đó sarcôm sụn đạt tới 80% sống thêm 5 năm. Kết quả sống thêm với những bệnh nhân ung thư xương có di căn phổi 3 năm là 30 – 38%.
Điều trị ung thư xương tùy theo giai đoạn bệnh, có thể chỉ là phẫu thuật bảo tồn và hóa chất đối với giai đoạn sớm nhưng với những giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể phải bị cắt cụt, tháo khớp xương thậm chí vẫn có nguy cơ tử vong rất cao vì bệnh di căn và tiến triển nhanh.
Rất nhiều người đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị sùi mào gà ở lưỡi và cổ họng, bệnh nặng lên có thể trở thành...