Con thấp lùn do nhiều cha mẹ mắc những sai lầm tai hại này
Ai cũng muốn con mình phát triển chiều cao nhưng lại có không ít các bà mẹ có những sai lầm trong việc chăm sóc khiến trẻ bị thấp lùn.
TS.BS. Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ không thể phát triển chiều cao.
Cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt là “kẻ thù” đối với chiều cao của trẻ. Đồ ngọt không chỉ kích thích quá trình chuyển hóa đường thành mỡ gây bệnh béo phì, mà còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến trẻ rất khó phát triển chiều cao.
Cha mẹ cần phải cho con ngủ đủ giấc để kích thích các hormone tăng trưởng tiết ra đều đặn.
Cho trẻ ăn mặn
Việc nấu thức ăn cho bé quá mặn hoặc không kiểm soát lượng muối bé ăn vào có thể khiến con bị lùn đi, do muối có thể làm tăng sự bài tiết các khoáng chất qua đường tiết niệu, đặc biệt là bài tiết canxi, khiến trẻ khó phát triển chiều cao.
Cho trẻ ăn thừa chất, ăn nhiều đồ bổ béo
Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ nhu cầu, cân đối để giúp trẻ phát triển tốt, cho trẻ ăn quá nhiều chất sẽ khiến trẻ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao.
Ăn quá no trước khi ngủ
Các hormone tăng trưởng giúp thúc đẩy sự phát triển xương tiết ra nhiều nhất khi trẻ ngủ sâu từ 22h - 24h. Do vậy, nếu ăn nhiều trước khi đi ngủ dạ dày phải hoạt động khiến trẻ ngủ không sâu, ảnh hưởng tới lượng hormone sinh trưởng nên không thể đạt được chiều cao tối đa.
Ngủ ít
Cha mẹ cần phải cho con ngủ đủ giấc để kích thích các hormone tăng trưởng tiết ra đều đặn. Lượng hormone này mạnh nhất là vào ban đêm khi trẻ ngủ. Bởi vậy, nếu trẻ thiếu ngủ thì chiều cao cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Không chăm sóc từ khi trẻ còn trong bào thai
Nhiều cha mẹ chưa có ý thức chăm sóc bà mẹ mang thai: Trong chế độ ăn, nghỉ ngơi, sinh hoạt.
Không cho trẻ bú sữa mẹ chỉ uống sữa công thức
Sữa mẹ của những người mẹ khỏe mạnh, ăn tốt là nguồn dinh dưỡng thích hợp nhất cho trẻ phát triển chiều cao tốt.
Trẻ ăn dặm quá sớm
Một số gia đình cho trẻ ăn dăm khi 2-3 tháng là quá sớm, theo khuyến cáo là tròn 6 tháng.
Thời gian ăn dặm quá muộn sau 6 tháng, chỉ bú mẹ vì trẻ lười ăn bột cháo: gây thiếu năng lượng và vi chất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ vì giai đoạn này sữa mẹ không cung cấp đủ.
Bổ sung quá nhiều canxi
Nhiều gia đình quan tâm đến chiều cao của con chỉ nghĩ đơn giản là cần bổ sung nhiều canxi thậm chí ở dạng thuốc. Tuy vậy, có nhiều trẻ có các dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, rối loạn tiêu hóa, lắng đọng sỏi thận… Nếu cơ thể thừa canxi, trẻ có thể bị lùn.
Trẻ ít vận động
Lúc bé bế ẵm trẻ quá nhiều, khi trẻ lớn thì cho trẻ chơi máy tính nhiều quá khiến trẻ không có lối sống năng động: không thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa, giúp cơ thể phát triển tốt được.
Trẻ dùng nhiều kháng sinh
Để trẻ bị nhiễm khuẩn (đường hô hấp, tiêu hóa) tái phát nhiều lần (1-2 tháng/1 lần). Dùng nhiều kháng sinh ảnh hưởng đến phát triển sụn xương…
Nguồn: [Link nguồn]
Trong khẩu phần ăn của trẻ em nước ta, các yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết đối với quá trình tăng trưởng chiều cao...