Có thể "dính bầu" ngay sau kỳ kinh nguyệt không?

Sự kiện: Mang thai

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng không thể mang thai ngay sau kỳ kinh nguyệt nhưng trên thực tế, đôi khi quan hệ tình dục ngay sau kỳ kinh nguyệt vẫn có khả năng 'dính bầu'.

1. Chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai

Chu kỳ kinh nguyệt có bốn giai đoạn: kinh nguyệt, giai đoạn nang trứng, rụng trứng và giai đoạn hoàng thể. Mặc dù mỗi giai đoạn đều quan trọng đối với quá trình sinh sản, nhưng việc mang thai phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn rụng trứng, đó là khi một quả trứng trưởng thành được giải phóng khỏi buồng trứng và đi xuống ống dẫn trứng.

ThS. BS Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Bền vững, cho biết: Trứng được giải phóng trong quá trình rụng trứng chỉ tồn tại trong 24 giờ. Tinh trùng có thể tồn tại từ 3 đến 5 ngày trong đường sinh sản trong những trường hợp thích hợp. Vì vậy, quan hệ tình dục mà xuất tinh trong thời kỳ rụng trứng hoặc những ngày trước đó có thể dẫn đến mang thai vì trứng có thể gặp tinh trùng hiện có trong đường sinh sản. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng trong thời gian này sẽ không tồn tại.

2. Dấu hiệu rụng trứng

Việc dự đoán ngày rụng trứng sẽ khó chính xác nếu phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Việc dự đoán ngày rụng trứng sẽ khó chính xác nếu phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Thời điểm rụng trứng sẽ xảy ra 14 ngày trước thời kỳ kinh nguyệt tiếp theo, những người có chu kỳ 28 ngày thường rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ, BS Dương giải thích. Những người có chu kỳ 30 ngày rụng trứng vào khoảng ngày 16. Ngày thứ nhất được coi là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là độ dài chu kỳ thay đổi tùy theo mỗi người và thậm chí chu kỳ hàng tháng của mỗi người cũng có thể khác. Do đó việc dự đoán ngày rụng trứng sẽ khó chính xác nếu phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, vì không biết chính xác khi nào sẽ đến kỳ kinh tiếp theo.

3. Có thai ngay sau kỳ kinh nguyệt

Đối với hầu hết phụ nữ, không có khả năng mang thai ngay sau kỳ kinh nguyệt nhưng đôi khi vẫn có thể xảy ra với một số chị em. Ngay từ ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone sinh sản progesterone và estrogen, giảm dần khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, bắt đầu tăng lên và giúp niêm mạc tử cung tái tạo. Có một số tình huống có thể dẫn đến thụ thai ngay sau kỳ kinh nguyệt:

3.1 Có chu kỳ kinh nguyệt ngắn

Mặc dù trứng thường không rụng trong giai đoạn ngay sau kỳ kinh nguyệt, được gọi là giai đoạn tiền rụng trứng, nhưng cơ hội thụ thai không phải là bằng không. Tinh trùng có thể sống đến 5 ngày trong chất nhầy cổ tử cung.

Điều đó có nghĩa là tinh trùng có thể tồn tại trong vài ngày cho đến khi cơ thể phụ nữ giải phóng một quả trứng trong quá trình rụng trứng. Nếu phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn khả năng thụ thai ngay sau khi hết kinh. Ví dụ, nếu rụng trứng vào ngày thứ 11, có thể mang thai khi quan hệ tình dục sớm nhất vào ngày thứ sáu của chu kỳ đó, có thể là ngay sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc.

3.2 Tính sai số ngày trong chu kỳ

Phụ nữ cũng có thể mang thai nếu tính sai số ngày của chu kỳ và quan hệ tình dục không được bảo vệ nhầm vào thời điểm gần ngày rụng trứng. BS Dương cho biết, để xác định ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, hãy bắt đầu tính từ ngày đầu tiên ra máu hơn là vào ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt.

Thời gian ra máu trong một khoảng thời gian cũng khác nhau, vì vậy khi tính thời gian rụng trứng, tốt hơn là nên tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh thay vì số ngày kể từ khi máu ngừng chảy. Làm như vậy có thể ngăn quan hệ tình dục quá gần ngày rụng trứng, để tránh mang thai.

3.3 Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài

Không có gì lạ nếu phụ nữ bị ra máu vào khoảng một ngày trước khi bắt đầu có kinh và vài ngày sau đó. Vì lượng máu này, phụ nữ có thể lầm tưởng rằng mình vẫn đang trong kỳ kinh nguyệt và không thể mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế, ngày rụng trứng có thể gần hơn so với suy nghĩ.

4. Để không "dính bầu" sau kỳ kinh nguyệt

Sử dụng biện pháp bảo vệ nếu không muốn mang thai.

Sử dụng biện pháp bảo vệ nếu không muốn mang thai.

Nếu không muốn lo lắng về việc mang thai, phụ nữ cần biết chu kỳ kinh nguyệt của mình và sử dụng biện pháp bảo vệ bất cứ khi nào có khả năng mang thai. Có sẵn một kế hoạch ngừa thai (và có thể là một kế hoạch dự phòng) khi đang chủ động tránh mang thai.

Nếu có quan hệ tình dục không được bảo vệ và lo ngại rằng mình có thể đang mang thai, hãy để ý các triệu chứng mang thai sớm như đau bụng dưới nhẹ, căng ngực và mệt mỏi. Các triệu chứng mang thai phổ biến khác sẽ biểu hiện khi thai được 6 hoặc 7 tuần, bao gồm buồn nôn, nôn và mệt mỏi.

Ăn gì, làm gì khi mang bầu để thai nhi khỏe mạnh, thông minh?

Làm thế nào để giúp con thông minh và khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ là mối quan tâm hàng đầu của các ông bố, bà mẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mỹ Uyên ([Tên nguồn])
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN