Có những dấu hiệu này, đi khám ung thư dạ dày ngay kẻo muộn
Ung thư dạ dày thường có những cảnh báo rõ ràng, nhưng hầu hết đều bị bỏ qua. Vì vậy, khi cơ thể có những dấu hiệu sau, hãy đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm.
Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn:
Giai đoạn 0 hay còn gọi là giai đoạn sớm (giai đoạn đầu): Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày, tuy vậy vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng rõ rệt và chưa lây lan ra các cơ quan khác.
Giai đoạn 2: Khi chuyển qua giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc và bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn....
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng ra các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày. Lúc này tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể và hầu như không còn cơ hội chữa trị.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu (hay giai đoạn sớm) là thời kỳ khi các tế bào ung thư mới còn nằm ở lớp hạ niêm mạc. Thông thường, kích thước khối u trong giai đoạn này thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài mm đến 7cm, vì vậy không gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày. Vậy nên nếu muốn phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm cần phải thực hiện các chương trình tầm soát ung thư.
Ảnh minh hoạ: Internet
1. Xuất hiện máu trong phân:
Máu xuất hiện trong phân có thể do rất nhiều vấn đề sức khỏe không liên quan tới ung thư. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày.
Trong trường hợp này, máu xuất hiện do bệnh ung thư gây viêm loét. Máu thường xuất hiện vào những giai đoạn muộn hơn của căn bệnh, nhưng cũng có thể xuất hiện từ sớm.
2. Thường xuyên đau bụng:
Theo các bác sĩ, các cơn đau bụng của bệnh nhân thường xảy ra ở vùng thượng vị - khu vực nằm ở giữa ngay dưới đáy xương sườn. Hiện tượng đau này có thể do khối ung thư phát triển trong dạ dày gây ra. Trong các trường hợp khác, hiện tượng đau có thể bởi khó tiêu, viêm túi thừa hoặc sỏi thận.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu những cơn đau bụng dữ dội dai dẳng lặp lại nhiều lần.
Ảnh minh hoạ: Internet
3. Không có cảm giác ngon miệng
Nếu bạn luôn là một “con nghiện” ăn uống và đột nhiên mất cảm giác thèm ăn hoặc ngon miệng thì đây là điều rất đáng lưu tâm. Bệnh loét dạ dày cũng có thể gây mất cảm giác ngon miệng. Bệnh này thường gây cảm giác đau, nhưng đôi khi cũng không có triệu chứng rõ ràng. Nguy hiểm hơn, loét dạ dày làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày.
4. Khó chịu ở bụng trên
Trước khi phát hiện ung thư dạ dày, trước tiên bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như khó chịu và đau bụng trên. Các triệu chứng cụ thể là bệnh nhân cảm thấy no hoặc có cảm giác nóng rát sau khi ăn. Cơn đau này dễ bị nhầm với chứng khó tiêu hoặc viêm dạ dày.
Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, cơn đau sẽ ngày càng dữ dội hơn và kéo dài thời gian. Cách tốt nhất là bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời mỗi khi đau bụng bất thường.
5. Táo bón và tiêu chảy xen kẽ
Mặc dù táo bón và tiêu chảy không ảnh hưởng lớn đến cơ thể, nhưng nếu táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện luân phiên có thể là triệu chứng tiền ung thư dạ dày. Vì sự bất thường của dạ dày ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu thức ăn đồng thời làm nhu động ruột trở nên bất thường.
6. Sụt cân
Nếu ung thư xảy ra trong cơ thể người, triệu chứng điển hình nhất là sụt cân. Nếu bệnh nhân có tế bào ung thư trong dạ dày chúng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn để phát triển, khiến trọng lượng sụt giảm trong một thời gian ngắn. Đây là kết quả của sự biến đổi ác tính của ung thư dạ dày.
Ảnh minh hoạ: Internet
7. Bị ợ nóng
Ợ nóng có thể là triệu chứng ung thư đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Ợ nóng thường đi kèm với cảm giác đau ở vùng bụng hoặc vùng thượng vị.
Những người bị ợ nóng cũng thường bị loét đường tiêu hóa, nghĩa là có nhiều axit hơn mức bình thường trong dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ợ nóng thường biểu hiện qua cảm giác nóng bừng, buồn nôn, đau ngực và cũng không rõ để tự chẩn đoán bệnh tại nhà.
8. Khó nuốt
Khi khối u dạ dày phát triển và chèn ép thực quản, bạn có thể sẽ cảm thấy khó nuốt. Bạn sẽ có cảm giác như thể thức ăn bị tắc nghẽn trong cổ họng, hoặc bị ho, sặc khi ăn hoặc uống. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ có cảm giác như thức ăn bị trào ngược không lâu sau khi ăn.
9. Cảm giác ăn rất nhanh no
Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày. Cảm giác no nhanh xuất hiện khi cơ bụng không còn khả năng đẩy thức ăn qua hệ thống ruột như bình thường. Bụng trở nên trướng, phình và cơ thể có cảm giác no, nhưng thực ra thức ăn không hề di chuyển trong ruột.
Ngoài ra, cảm giác no quá sớm còn gây ra bởi căn bệnh không liên quan tới ung thư là liệt dạ dày. Bệnh xuất hiện khi các cơ co thắt của dạ dày hoạt động không bình thường, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
Thực phẩm, chế độ ăn uống không hợp lý và tình trạng dinh dưỡng bao gồm thừa cân, béo phì là các yếu tố ảnh hưởng...