Cô gái trẻ mắc bệnh hiếm gặp khiến bụng như người có bầu 5 tháng mãi không chịu sinh
Căn bệnh này khiến cô gái phải chịu đựng sự đau đớn mỗi khi ăn trong một thời gian rất dài.
Emily Catterall (24 tuổi) ở Preston, Lancashire phát hiện ra bụng của mình trở nên sưng phồng, chuyển sang màu xanh chỉ sau vài tháng. Sau khi không thể thay đổi cân nặng, cô đã đi khám bác sĩ thì biết mình mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), cô được kê thuốc chống trào ngược axit trong dạ dày, tuy nhiên tình trạng nghiêm trọng đến nỗi ban đêm cô không thể ngủ được vì đau.
“Trong 4 tháng nay, tôi bị đau dạ dày nặng đến mức bụng lúc nào cũng tròn quay. Tôi đã thay size quần jean liên tục và bây giờ chỉ có thể mặc váy. Nhìn cái bụng ai cũng nghĩ tôi đang mang thai 5 tháng.
Thông thường bụng của tôi sẽ khó chịu vào buổi chiều, nên tôi đoán là có vấn đề gì đó xảy ra vào bữa ăn trưa, cơn đau sẽ tiếp tục hành hạ tôi suốt đêm, dạ dày liên tục co bóp khiến tôi không thể nào ngủ được.
Tôi đã thử thay đổi món ăn và tìm hiểu nguyên nhân. Mọi người khuyên tôi nên cắt bỏ gluten và sữa, nhưng đôi khi mặc dù không ăn những thứ này thì bụng của tôi cũng vẫn khó chịu”.
Theo lời khuyên từ một số người bạn trên mạng xã hội, Catterall đã làm một bài kiểm tra (YorkTest). Kết quả là trong 10 ngày cho thấy cơ thể cô không dung nạp được trứng, sữa bò, sữa dê, nấm men và thịt bò.
Sau khi bỏ hết những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hằng ngày, Catterall tuyên bố cơ thể cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, cô có thể tập thể dục và giao tiếp với mọi người nhiều hơn, cô tiếp tục áp dụng chế độ ăn này trong 3 tháng và cân nặng đã giảm đi được 3.8kg.
“Mặc dù tôi nghĩ rằng mình đã thay đổi chế độ ăn uống nhưng tôi vẫn ăn nhiều thứ mà những thứ đó vẫn có trứng hoặc sữa trong đó, ví vụ như bánh ngọt chẳng hạn”, Catterall nói.
Catterall cũng từ từ bắt đầu tìm hiểu những loại thực phẩm có “vấn đề”, cô đã nhờ đến các chuyên gia dinh dưỡng trợ giúp. Ban đầu là thử lòng đỏ trứng, sau đó 3 ngày là lòng trắng trứng, tiếp theo cô được thử một ít sữa chua tự nhiên, sữa và phô mai. Sau một thời gian cơ thể bắt đầu quen dần thì cô đã có thể ăn được tất cả mọi thứ, tuy nhiên ở số lượng rất ít để tránh gây ra phản ứng kích thích ruột. Cô đã thay thế sữa đậu nành thay vì là sữa tươi yêu thích.
Cô Catterall đang lên kêu gọi những người bị IBS khác nên làm bài kiểm tra YorkTest để biết cơ thể mình không dung nạp được những loại thức ăn nào.
Tiến sĩ Gill Hart, nhà hóa sinh và giám đốc khoa học tại YorkTest Laboratories cho biết: “Khi một người không dung nạp thức ăn gây ra sự kích ứng cho cơ thể, hãy loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn, sau đó ăn lại chúng với số lượng ít và tăng dần theo thời gian. Tôi cảm thấy vui vì Catterall đang làm rất tốt”.
Căn bệnh của cô còn được gọi là rối loạn tủy xương hay thiếu máu bất sản. Những người mắc bệnh này rất hiếm...