Cô gái hoảng hốt vì các vết bầm tím liên tục xuất hiện trên cơ thể, dấu hiệu của bệnh suy tủy xương
Ban đầu cô gái nghĩ rằng cơ thể bị bầm tím do mình sơ ý va chạm vào các đồ vật trong nhà, tuy nhiên chúng xuất hiện ngày càng nhiều và cô lập tức đi khám.
Vào đầu mùa hè năm ngoái, các vết bầm tím bắt đầu xuất hiện trên cơ thể của Hannah Newman-Smith. Ban đầu, cô chỉ nghĩ rằng mình vô ý đập vào đâu đó nhưng chúng liên tục xuất hiện ngày càng dày đặc, kể cả khi cô lấy tay đánh nhẹ vào người. Những vết bầm tím này xuất hiện cách ngày và đôi khi phải mất hàng tuần mới biến mất. Cùng với đó là tình trạng cơ thể mệt mỏi hơn bình thường, kinh nguyệt ra nhiều hơn khiến cô cảm thấy lo lắng và đi đến bệnh viện để kiểm tra.
Vào thời điểm cô đến bệnh viên, các vết bầm tím đã xuất hiện từ 6-8 tuần. Hannah được xét nghiệm máu khẩn cấp và thực hiện sinh thiết tủy xương. Cô phải nằm viện 1 tuần và được truyền máu vì số lượng tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu đông máu của cô thấp đến mức đáng lo ngại.
Sau 3 tuần, Hannah nhận kết quả bị thiếu máu bất sản, hay còn được gọi là suy tủy xương, một tình trạng máu hiếm gặp và nghiêm trọng khi tủy xương không thể tạo ra đủ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Chỉ có 100 đến 150 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm ở Anh (phổ biến hơn ở độ tuổi từ 10 đến 20 và từ 60 đến 65 tuổi).
Nguyên nhân thường gặp nhất ở người lớn là do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào gốc tủy xương tạo ra tế bào máu và tiểu cầu. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng cứ 10 trường hợp thì có 1 trường hợp xảy ra sau khi bị nhiễm vi-rút viêm gan.
Hóa trị và xạ trị cũng có thể gây ra tình trạng suy tủy xương nhẹ. Nó có thể phát triển trong vòng vài tháng hoặc trong vài năm và có mức độ nghiêm trọng khác nhau từ nhẹ đến đe dọa tính mạng, lúc này bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn như nhiễm trùng huyết hoặc chảy máu không kiểm soát được.
Ngoài vết bầm tím quá mức hoặc không rõ nguyên nhân, các triệu chứng bao gồm mệt mỏi và khó thở (thiếu hồng cầu làm giảm lượng oxy vận chuyển khắp cơ thể); chảy máu nướu răng, da nhợt nhạt, chảy máu cam và kinh nguyệt nhiều cũng như nhiễm trùng kéo dài, tái phát và thường xuyên.
Mặc dù đã tìm ra bệnh và được truyền máu thường xuyên nhưng thời gian đầu Hannah vẫn phải nhập viện vì nhiễm trùng mỗi tháng 1 lần. Để điều tri dứt điểm căn bệnh, cô cần phải được cấy ghép tủy xương. Trong thời gian chờ đợi tủy tương thích, Hannah được tiêm ATG (globulin chống tế bào tuyến ức), nhắm vào các tế bào miễn dịch bất thường tấn công tủy xương. Nhưng nó không thành công và may mắn thay vào tháng 5 vừa qua, một người có tủy xương phù hợp đã được tìm thấy.
Việc ghép tủy xương thành công là một phương pháp chữa trị. Bản thân việc điều trị trước tiên bao gồm hóa trị để loại bỏ các tế bào tủy xương miễn dịch và còn sót lại của bệnh nhân, sau đó các tế bào gốc được sử dụng giống như truyền máu. Sau khi các tế bào gốc được thiết lập, chúng bắt đầu sản xuất các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các tế bào miễn dịch mới gọi là tế bào lympho. Cùng với nhau, những tế bào này giúp xây dựng một hệ thống miễn dịch mới, khỏe mạnh.
Sau khi xuất viện, Hannah cần hạn chế tiếp xúc với người khác trong 100 ngày để tủy xương mới có thể tái thiết lập và hoạt động hiệu quả. Hiện tại, cô đã quay trở lại với công việc và cuộc sống thường ngày của mình trong tình trạng khỏe mạnh.
Ban đầu, bé trai 14 tuổi xuất hiện những vết bầm tím trên da kèm ho, sốt cao và mệt mỏi.
Nguồn: [Link nguồn]