Cô Gái Hà Lan: Câu chuyện về 20 phút vàng và nguồn sữa tươi nguyên liệu an toàn
Các mẹ chuyên “săn sữa” có biết lý do giúp sữa tươi Cô Gái Hà Lan được tin tưởng tại hơn 100 quốc gia? Đó là sữa nguyên liệu sau khi vắt chỉ có chưa đến 20 phút để được làm lạnh nhằm hạn chế hết mức tình trạng sữa bị nhiễm khuẩn. Đây là điểm đặc trưng trong quy trình “Từ đồng cỏ đến ly sữa” mà Cô Gái Hà Lan đang áp dụng để chất lượng sữa tươi được đồng nhất trên toàn cầu.
Chặt chẽ kiểm soát nguồn sữa tươi nguyên liệu
Ngay từ khâu thu mua, sữa tươi phải được vận chuyển đến nơi làm lạnh gần nhất trong vòng 20 phút nhằm đảm bảo độ an toàn và tươi ngon của sữa. Chính vì yêu cầu nghiêm ngặt này mà tại Việt Nam, Cô Gái Hà Lan đã tính toán và bố trí hơn 42 điểm làm lạnh sữa nguyên liệu ở những vị trí thuận tiện, sao cho người nông dân có thể di chuyển dễ dàng và nhanh nhất.
Trong vòng 20 phút sau khi thu hoạch, sữa nguyên liệu phải được làm lạnh ngay để bảo toàn thành phần tự nhiên có trong sữa.
Độ “chuẩn” của nguồn sữa tươi nguyên liệu còn được đánh giá bằng các biện pháp kỹ thuật gắt gao, qua nhiều khâu kiểm tra về cảm quan, độ tươi của sữa, số lượng vi sinh, độ đạm, béo và các dưỡng chất khác. Tất cả phục vụ cho mục tiêu đảm bảo sữa tươi không tồn tại bất cứ dư lượng kháng sinh hoặc chất phụ gia độc hại nào. Nhờ vậy mà chất lượng sữa tươi Cô Gái Hà Lan vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á với chỉ số tạp trùng chỉ ở ngưỡng 260.000 CFU/ml – thấp hơn 11 lần so với tiêu chuẩn cho phép ở Việt Nam.
Nghiêm ngặt trong quản lý, kiểm tra chất lượng
Sau những tiêu chuẩn khắt khe về nguồn sữa nguyên liệu, Cô Gái Hà Lan sẽ làm gì để đảm bảo yếu tố chất lượng “chuẩn Hà Lan” cho thành phẩm? Đáp án nằm ở quá trình giám sát, kiểm tra chất lượng và mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” theo khuyến cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) mà Cô Gái Hà Lan, với đội ngũ nhân viên Khuyến Nông được đào tạo chuyên sâu tại Hà Lan thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn nông dân áp dụng. Song song đó là hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập trên nền tảng ISO 22000, những công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy).
Trước khi được “cấp phép” đến tay người dùng, sữa tươi Cô Gái Hà Lan phải đạt chuẩn “4 Không”: Không dư lượng trừ sâu, không màu hóa học, không dư lượng kháng sinh, không chất bảo quản
Nhằm củng cố chất lượng sữa tươi, Cô Gái Hà Lan đã xây dựng và phát triển một hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm mang tên Foqus được áp dụng trên toàn tập đoàn. Foqus tập hợp các quy trình kiểm soát chất lượng sữa chặt chẽ ngay từ khâu nuôi bò, vắt sữa, làm lạnh, sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm sữa... Quy trình khép kín này góp phần mang đến thành phẩm sữa an toàn, chất lượng cao, đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng, giúp chất lượng sữa tươi Cô Gái Hà Lan được “chuẩn” và ưa chuộng trên toàn thế giới.
Cải tiến trong mô hình hợp tác với nông dân
“Chuẩn Hà Lan” còn được thể hiện thông qua sự gắn kết như một “đại gia đình” với người nông dân. Với quan hệ đối tác lâu dài, các hộ nông dân được “nâng cấp” tay nghề chăn nuôi, tăng thu nhập và cải thiện kinh tế ngay tại quê hương. Đặc biệt, Cô Gái Hà Lan còn là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam áp dụng hình thức thưởng cho nông dân theo tỉ lệ tạp trùng trong sữa, nhằm thúc đẩy sự cải thiện trong chăn nuôi và cho ra những dòng sữa tươi giàu chất lượng.
Ngoài việc chú ý phương thức nuôi dưỡng chăm sóc, khai thác, bảo quản sữa; các hộ nông dân không hề “đơn độc” khi luôn nhận được sự tư vấn kỹ thuật, thao tác vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa và điều trị bệnh từ các chuyên gia được đào tạo bài bản tại Hà Lan.
Người nông dân được trang bị kỹ năng chăn nuôi và kiểm soát rủi ro liên quan đến sức khỏe đàn bò
Từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, Cô Gái Hà Lan đã song hành cùng hơn 2.000 hộ nông dân, cung cấp khoảng 170 tấn sữa mỗi ngày, đảm bảo sinh kế cho gia đình. Đặc biệt, Cô Gái Hà Lan, UBND tỉnh Hà Nam và các đối tác Hà Lan đã cùng xây dựng Dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững, vận hành thành công 2 trại bò sữa, đóng vai trò làm mô hình mẫu cho các trại bò khác trong khu vực, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế của tỉnh.
Nguồn: [Link nguồn]