Cô gái bị cháy nắng kinh hoàng khiến gương mặt bị biến dạng như “người ngoài hành tinh”
Ngộ độc nắng là thuật ngữ chỉ một trường hợp cháy nắng nghiêm trọng - bỏng do bức xạ tia cực tím làm viêm da.
Bela Chatwin (California, Mỹ) từng bị ngộ độc ánh nắng nghiêm trọng sau khi "vô tình" ngủ quên trên bãi biển.
Bela nhớ lại: “Hôm đó ở bãi biển, trời sáng nhưng nhiều mây và không quá nóng. Tôi ngủ thiếp đi khoảng 5 tiếng mà không bôi kem chống nắng. Ngày hôm sau, người tôi đỏ bừng, mặt bắt đầu sưng húp và phồng rộp. Tôi nhận ra rằng đó là một vấn đề nghiêm trọng hơn là chỉ bị cháy nắng thông thường - tồi tệ nhất là tôi gần như không thể mở mắt.”
Mọi người xung quanh thậm chí không nhận ra Bela. Tại thời điểm đó, phản ứng không chỉ dừng lại ở khuôn mặt của cô ấy. Bela còn nôn mửa nhiều lần trong ngày. Phải mất tới 3 tuần để hồi phục lại sức khỏe.
Triệu chứng ngộ độc ánh nắng
Khi cơ thể bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, hệ thống miễn dịch của nó sẽ phản ứng lại. Một phản ứng miễn dịch sẽ dẫn đến vùng da bị ảnh hưởng chuyển sang màu đỏ và trở nên đau nhức.
Một dấu hiệu quan trọng của ngộ độc ánh nắng mặt trời là đau đầu. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:
- Đỏ da và phồng rộp
- Đau và ngứa ran
- Sưng tấy
- Sốt và ớn lạnh
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Mất nước
Nếu bạn bị cháy nắng, hãy tránh xa ra khỏi ánh nắng mặt trời càng sớm càng tốt, sau đó chườm mát hoặc tắm nước lạnh. Bên cạnh đó, có thể giảm đau bằng cách uống ibuprofen và làm dịu da với gel lô hội hoặc kem dưỡng ẩm.
Cần che phủ hoàn toàn những vùng da bị cháy nắng khi đi ra ngoài để triệu chứng không trầm trọng thêm.
Mẹo chống nắng an toàn
Dưới đây là các mẹo giúp bạn an toàn, bao gồm:
- Tránh xa trời nắng nếu bạn có thể
- Nếu cần phải ra ngoài, hãy tận dụng những bóng râm, không nên ra đường trong khoảng 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, thoa kem chống nắng, đội mũ và mặc quần áo nhẹ
- Tránh tập thể dục hoặc hoạt động khiến bạn nóng hơn
- Ăn thức ăn và đồ uống lạnh, tránh uống rượu, caffein và đồ uống nóng
- Tắm nước mát hoặc thoa nước mát lên da hoặc quần áo của bạn
- Đóng cửa sổ vào ban ngày và mở chúng vào ban đêm khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống
Nguồn: [Link nguồn]
Vào ngày 16/6/2023, trên đường phố Bắc Kinh (Trung Quốc), một người phụ nữ 57 tuổi đã tử vong vì say nắng.