Cô gái 25 tuổi cấp cứu lúc nửa đêm, cơ thể không chịu được vì thói quen này

Sự kiện: Sống khỏe

Vào lúc 2 giờ sáng, Xiaohan (25 tuổi, Trung Quốc) được đưa đến phòng cấp cứu của bệnh viện Li Huili. Cô ôm bụng cau mày rất chặt, sắc mặt tái nhợt, đau không nói nên lời.

Khoảng 11 giờ tối, Xiaohan bắt đầu đau bụng. Loại đau này khác với kiểu đau do ăn phải đồ ăn hỏng và tiêu chảy, cơn đau này rất dữ dội. Cơn đau chủ yếu ở thắt lưng.

Cô gái 25 tuổi cấp cứu lúc nửa đêm, cơ thể không chịu được vì thói quen này - 1

Dựa trên các triệu chứng, bác sĩ cấp cứu nghi ngờ Xiaohan có thể bị sỏi đường tiết niệu nên lập tức tiêm thuốc giảm đau và sắp xếp chụp CT. Kết quả cho thấy, Xiaohan có một viên sỏi cỡ 1 cm ở đầu dưới niệu quản.

Do sỏi quá lớn, thời gian khởi phát kéo dài và thận trái bị tích nước vừa phải nên Xiaohan được chuyển đến khoa tiết niệu để tiếp tục điều trị. Bác sĩ sắp xếp phẫu thuật tán sỏi cho cô. Tuy nhiên, do viên sỏi nằm trong cơ thể Xiaohan hơn nửa tháng nên nó đã gây tổn thương không thể phục hồi ở thận trái. Dù đã lấy hết sỏi nhưng thận trái vẫn bị teo nhẹ.

Điều này khiến Xiaohan rất hối hận vì đã chủ quan, không để ý các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Sau khi hỏi kỹ về thói quen sinh hoạt của Xiaohan, bác sĩ cho rằng thói quen này là nguyên nhân chính hình thành sỏi: Xiaohan không thích uống nước.

Bác sĩ phân tích: "Sỏi đường tiết niệu đa phần được hình thành do sự lắng đọng và kết tủa của các chất trong nước tiểu dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Thời tiết nóng bức, con người thường hay đổ mồ hôi, cộng với việc uống ít nước, nước tiểu cô đặc làm cho các tinh thể quá bão hòa và thúc đẩy quá trình kết tủa tinh thể, từ đó tăng xác suất hình thành sỏi.”

Sỏi đường tiết niệt bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, trong đó phổ biến nhất là sỏi thận và sỏi niệu quản. Nói chung, các triệu chứng điển hình nhất của bệnh này là đau thắt lưng và tiểu máu, có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn và kích thích bàng quang. Khi sỏi thận di chuyển xuống niệu quản, nó có thể gây đau thắt lưng dữ dội, hiện tượng này được gọi là "cơn đau quặn thận".

Tuy nhiên, nếu sỏi thận không rơi xuống niệu quản thì có thể không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng tích nước trong thận từ từ lớn dần, có thể khiến người bệnh bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để xử lý và gây ra những tổn thương không thể phục hồi đối với chức năng thận.

Trên lâm sàng, hầu hết các bác sĩ đều khuyên những người đã bị sỏi tiết niệu nên tái khám sau mỗi 6 đến 12 tháng để ngăn ngừa sỏi tái phát, gây ra tình trạng thận ứ nước nghiêm trọng và các bệnh lý khác.

Cô gái 25 tuổi cấp cứu lúc nửa đêm, cơ thể không chịu được vì thói quen này - 2

Phòng ngừa sỏi đường tiết niệu

Việc phòng ngừa sỏi đường tiết niệu chủ yếu là cải thiện chế độ ăn uống và chú ý đến lối sống

1. Uống hơn 2 lít nước có thể làm tăng lượng nước tiểu và giảm khả năng lắng đọng tinh thể tạo thành sỏi. Lưu ý rằng nên uống nước tinh khiết và cố gắng giảm đồ uống có đường, đồ uống có ga, cà phê,…

2. Ăn ít muối và các loại rau có hàm lượng canxi oxalat cao, lượng protein nên ăn vừa phải. Chế độ ăn nhiều muối có thể dẫn đến tăng canxi niệu và tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều đạm sẽ dẫn đến tăng axit uric, axit oxalic, canxi, phốt pho,… trong nước tiểu, dễ hình thành sỏi.

3. Cần tập thể dục điều độ, kiểm soát cân nặng, đi tiểu thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ

Nguồn: [Link nguồn]

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư đường tiết niệu

Ung thư tiết niệu là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có những triệu chứng cụ thể nhưng có thể tương tự các bệnh lý khác. Người bệnh không thể chủ quan trước những dấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆP NHI (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN