Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.
Là một nữ sinh vốn khỏe mạnh, ưa hoạt động, cô Du 20 tuổi (ở Phúc Châu, Trung Quốc) bỗng sốt cao và bất tỉnh nên được người thân đưa tới viện. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện toàn thân cô bị nhiễm trùng nặng, tính mạng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số viêm nhiễm của cô rất cao. Bệnh nhân bị tăng độc tố máu hay nhiễm trùng huyết. Đây là một căn bệnh nghiêm trọng, trong đó nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể, một khi mắc bệnh, tỷ lệ tử vong thường trên 50%.
Ảnh minh họa
Sau thời gian khi điều trị, cô Du đã may mắn qua cơn nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, bác sĩ phát hiện nguồn lây nhiễm toàn thân của cô Du rất có thể đến từ hệ thống tiết niệu.
Điều tra bệnh sử, cô Du cho biết mình có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng nghĩ mình còn trẻ nên không quan tâm lắm, ngay cả khi có triệu chứng đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp và đau đớn ngày càng nghiêm trọng, và sau đó còn có một chút tiểu máu, cô cũng không đi khám.
Trong những ngày nắng nóng gần đây, cô thường xuyên khiêu vũ, nhiều khi mải nhảy mà quên luôn việc uống nước.
Theo các bác sĩ, hầu hết bệnh nhân nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu đều không bổ sung nước kịp thời do đổ mồ hôi quá nhiều, dẫn đến lượng nước tiểu giảm và tác dụng xả nước tiểu lên hệ tiết niệu bị suy yếu, khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.
Bác sĩ khuyến cáo, để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn cần uống nhiều nước hơn, đi tiểu thường xuyên, tránh ngồi lâu và nhịn tiểu.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Ảnh minh họa
Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Vi khuẩn thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận.
Các loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu là E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,... Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ: Người bị sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường, dị dạng thận, suy giảm miễn dịch, già yếu,...
Bên cạnh đó, quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Ngoài ra, những phụ nữ bị viêm bàng quang tái phát nhiều lần (trên 3 lần/năm, hẹp lỗ tiểu, vệ sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên,... cũng dễ bị viêm nhiễm tiết niệu.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ mãn kinh có tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ pH nước tiểu, niêm mạc âm đạo, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên dễ mắc bệnh hơn.
Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
Ảnh minh họa
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ thường gây ra những triệu chứng điển hình dưới đây:
Người bệnh thường có cảm giác buồn đi tiểu, thường đi tiểu vào ban đêm, bị đau tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu.
Chị em thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khi đi tiểu, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu.
Người bệnh đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít.
Một số bệnh nhân bị đau dữ dội vùng bụng dưới và vùng thắt lưng do nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận. Trường hợp nặng; người bệnh còn có cảm giác sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn ói.
Cần làm gì để phòng ngừa viêm tiết niệu?
- Đảm bảo uống đủ 2l – 2,5l nước mỗi ngày. Vì thói quen này sẽ giúp thận tăng bài tiết nước tiểu để tống vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.
- Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, đặc biệt là nữ giới khi có kinh nguyệt.
- Người từng bị hay đang bị sỏi thận – tiết niệu cần thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Tránh mặc đồ lót còn ẩm ướt, chưa được giặt sạch hoặc chất liệu nóng, bí.
- Không nhịn tiểu, tình trạng này sẽ khiến nước tiểu ứ đọng và vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng.
- Khi bị viêm đường tiểu, người bệnh cần điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu để ngừa tình trạng tái phát.
Nguồn: [Link nguồn]
Ung thư tiết niệu là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có những triệu chứng cụ thể nhưng có thể tương tự các bệnh lý khác. Người bệnh không thể chủ...