Cô gái 19 tuổi đột quỵ não sau cơn đau đầu đột ngột, chuyên gia khuyến cáo giới trẻ cần biết điều này để phòng bệnh cho chính mình

Sự kiện: Đột quỵ

Người trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi như mình.

Vừa qua, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân nữ Đ.T.L. (19 tuổi, quê Quảng Bình) vào viện trong tình trạng hôn mê. Người nhà cho biết, trước khi vào viện 3,5 giờ, bệnh nhân đột ngột đau đầu, nôn mửa sau đó hôn mê.

Ngay sau khi được chẩn đoán bị đột quỵ não cấp, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT sọ não khẩn cấp phát hiện tắc động mạch thân nền. Nữ bệnh nhân được chuyển xuống phòng can thiệp mạch DSA, sử dụng dụng cụ lấy huyết khối Solitaire để kéo huyết khối.

Sau 1,5 giờ kéo huyết khối, tình trạng tri giác của bệnh nhân cải thiện hơn, không yếu liệt. Sau 2 ngày, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, tự sinh hoạt đi lại bình thường. Hiện bệnh nhân hồi phục ổn định.

Bác sĩ điều trị cho biết, bệnh nhân đã may mắn được cấp cứu trong thời gian vàng (dưới 6 giờ), các bác sĩ đã sử dụng phương pháp lấy huyết khối cơ học nhằm tái thông mạch não. Nếu bệnh nhân Đ.T.L. không được tái thông kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chia sẻ về đột quỵ não, PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đôc Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số bệnh nhân trẻ chiếm gần 10% số bệnh nhân đột quỵ nói chung tại Trung tâm. Đây là con số không nhỏ và có xu hướng ngày càng gia tăng. 

Điều đáng nói, phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn và hệ lụy là mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng. Lý do của việc đến viện muộn là do người trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Khi đến viện muộn, họ đã làm mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ và cách xử lý

Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ với các dấu hiệu sau:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người); 

- Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói; 

- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt; 

- Đột ngột đau đầu dữ dội; 

- Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn… 

Các bác sĩ khuyến cáo:

- Nếu bất cứ ai có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115, vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để "cứu não".

- Với với người trẻ, để giảm nguy cơ đột quỵ cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ, nếu có cần điều trị sớm. Chẳng hạn điều trị tăng huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, béo phì… 

- Nên thay đổi thói quen, sinh hoạt khoa học, bỏ thuốc lá, bỏ rượu. 

- Với bệnh nhân trong gia đình có người từng bất thường mạch máu, tăng đông nên được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa để được sàng lọc loại trừ yếu tố nguy cơ.

Chủ nhà hàng 33 tuổi đột quỵ vì ngày nào cũng uống rượu tiếp khách, chuyên gia chỉ rõ sự trả giá quá đắt nếu vẫn duy trì thói quen này!

Thói quen lạm dụng thuốc lá, rượu bia, ăn thức ăn nhanh, thức khuya dậy sớm… khiến người bệnh dễ tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu và xơ vữa mạch máu, dẫn tới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Đột quỵ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN