Có cần cắt bỏ “núi đôi” ngừa ung thư vú?

Sự kiện: Ung thư

Angelina Jolie vừa tuyên bố cô đã hoàn thành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hai bên ngực do mang bản sao lỗi của gien BRCA1 gây ung thư.

Sự kiện khiến nhiều phụ nữ hoang tự hỏi liệu mình có mang gien lỗi hay không, nếu có, cắt bỏ vòng một phải chăng là là lựa chọn bắt buộc.

Điều trị ung thư vú gần như luôn gắn liền với phẫu thuật, và từ nhiều năm nay bệnh nhân chỉ có hai lựa chọn, “sống chung với lũ” hoặc cắt bỏ toàn bộ ngực. Nhưng giờ đây, nhiều phương pháp mới đã xuất hiện, cho phụ nữ nhiều lựa chọn hơn với những ưu điểm là sẹo nhỏ hơn, ít tác dụng phụ và thẩm mỹ hơn.

Có cần cắt bỏ “núi đôi” ngừa ung thư vú? - 1

Sau khi cắt bỏ "núi đôi", nguy cơ mắc ung thư vú của Angelina Jolie từ 87% giảm xuống còn dưới 5%

Điều này đã dẫn đến một phương pháp điều trị mới – phẫu thuật bảo tồn vú oncoplastic - là phương pháp kết hợp giữa oncology là điều trị ung thư, và plastic surgery là phẫu thuật thẩm mỹ.

Đầu tháng này, cuộc họp thường niên của Hiệp hội phẫu thuật ngực Mỹ đã đưa ra khá nhiều phương pháp mới tiếp cận với bệnh ung thư vú.
 
Nhiều phụ nữ đang được hóa trị hoặc tiêm hormone trước khi phẫu thuật để làm nhỏ khối u lại, giúp họ bảo vệ được bộ ngực của mình thay vì cắt bỏ hoàn toàn. Các hạch bạch huyết cũng ít được loại bỏ để kiểm tra độ lây lan khối u, tránh cho bệnh nhân mắc phải bệnh tay sưng đau về sau này.

Nhiều phương pháp mới nhằm tái tạo lại bộ ngực đã khiến cho việc phẫu thuật cắt bỏ vú trở thành một lựa chọn dễ dàng hơn cho phái đẹp. Nhiều người đã được cấy ghép ngực ngay sau khi khối u được loại bỏ, thay vì phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật theo tiêu chuẩn thông thường suốt nhiều năm qua. Da và núm vú cũng được giữ lại và cấy ghép lại lên ngực để tạo nên kết quả tự nhiên hơn.

Khuôn ngực căng đầy tuổi 16 đã bị cắt bỏ

Một vài bác sĩ đang thử nghiệm cách giải phẫu lấy các khối u thông qua mổ ở nách để tránh tạo sẹo trên ngực. Thậm chí còn có một phương pháp phẫu thuật dành cho những phụ nữ có vòng một lớn, cắt bỏ khối u một cách vừa phải và sử dụng lớp da thừa để tạo nên vòng một tự nhiên và "khiêm tốn" hơn.

Hiện đại hơn nữa, các bác sĩ còn đang nghiên cứu một phương pháp điều trị ung thư vú mà không phải phẫu thuật, chỉ cần phá hủy các khối u nhỏ bằng cách đóng băng chúng.

Gien gây ung thư

Ung thư vú là căn bệnh ung thư ở nữ giới phổ biến nhất thế giới. Chỉ riêng tại Mỹ đã có 230.000 trường hợp ung thư được chẩn đoán mỗi năm.

Hầu hết mọi khối u đều có thể được chữa trị bằng cách cắt bỏ, nhưng điều đó đòi hỏi người bệnh phải đi chiếu bức xạ trong nhiều tuần tiếp theo để giết bất kì tế bào ung thư nào còn sót lại, công thêm chụp X-quang thường xuyên để theo dõi sự tái phát. Để tránh sự phiền phức này, nhiều phụ nữ đã lựa chọn cắt bỏ bộ ngực dù cho họ có thể chọn phương pháp khác thẩm mỹ hơn.
 
Nguyên nhân gây ung thư vú chủ yếu là do gien lỗi BRCA1 do các nhà khoa học Australia phát hiện. Bình thường, hai gien BRCA1 VÀ BRCA2 giúp đảm bảo sự ổn định của vật liệu di truyền trong tế bào (DNA), ngăn ngừa sự phát triển của tế bào có hại. Tuy nhiên, khi đột biến, hai gien này làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng ở cả nữ giới và nam giới.

Hiện nay ở Mỹ, chi phí xét nghiệm BRCA1 và BRCA2 là khá cao, hơn 3.000 USD, vẫn còn là một trở ngại cho nhiều phụ nữ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Anh (Người lao động)
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN