“Cô bé” bất ngờ nổi nhiều mụn nhọt, đâu là cách khắc phục hiệu quả?

Mụn nhọt xuất hiện có thể do lông mọc ngược, chấn thương hoặc kích cỡ quần lót không phù hợp.

Mụn nhọt ở “cô bé” ban đầu có thể là những mụn nhỏ li ti và ngày càng sưng to, chứa đầy mủ khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài, gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

“Cô bé” bất ngờ nổi nhiều mụn nhọt, đâu là cách khắc phục hiệu quả? - 1

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở âm đạo

Mụn nhọt thường được gây ra vi khuẩn tụ cầu. Da của người bệnh có chứa một số lượng vi khuẩn tụ cầu tự nhiên, vấn đề phát sinh nếu nó xâm nhập vào tuyến dầu hoặc nang lông hở, có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến mụn nhọt đầy mủ.

Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể góp phần hình thành nhọt do tụ cầu, bao gồm:

- Lông mọc ngược do loại bỏ lông mu của bạn (cạo hoặc tẩy lông)

- Mặc đồ lót hoặc quần áo quá chật

- Vệ sinh vùng kín không sạch

- Có hệ thống miễn dịch suy yếu

- Chấn thương da bao gồm vết thương, vết cắn hoặc mụn trứng cá

- Tiếp xúc da kề da với người bị nhọt

- Béo phì

“Cô bé” bất ngờ nổi nhiều mụn nhọt, đâu là cách khắc phục hiệu quả? - 2

Các biện pháp khắc phục mụn nhọt ở “cô bé”

Một số biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị nhọt bao gồm :

- Ngâm mình trong bồn tắm hoặc dùng gạc ấm để cố gắng làm hết nhọt

- Giữ vùng âm đạo sạch sẽ

- Sử dụng chất tẩy rửa kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da

- Tránh dùng đồ lót hoặc quần áo bó sát

- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Advil hoặc Tylenol

Tránh bóp, nặm nhọt vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng và gây đau đớn. Có thể mất từ ​​một đến ba tuần để mụn nhọt lành hoàn toàn. Nếu thấy tình trạng không thuyên giảm, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc kháng sinh theo kê đơn.  Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách phá vỡ thành tế bào bảo vệ của vi khuẩn có hại. Chúng bắt đầu hoạt động ngay lập tức nhưng bạn có thể không cảm thấy nhẹ nhõm trong 1-3 ngày.

“Cô bé” bất ngờ nổi nhiều mụn nhọt, đâu là cách khắc phục hiệu quả? - 3

Vì mụn nhọt có tính chất lây lan, điều quan trọng là người bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn cho người khác hoặc các bộ phận khác của cơ thể nên bạn cần:

- Tránh bất kỳ quan hệ tình dục nào khi đang có nhọt

- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm

- Tránh chạm vào nhọt và sau đó chạm vào bộ phận khác trên cơ thể của bạn hoặc của người khác.

Ngăn ngừa mụn nhọt ở âm đạo

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa mụn nhọt , đặc biệt nếu bạn bị suy giảm miễn dịch và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Tuy nhiên, cho dù bạn có bị suy giảm miễn dịch hay không, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ và ngăn ngừa mụn nhọt bằng một số thay đổi lối sống sau:

- Giữ vùng kín sạch sẽ để ngăn vi khuẩn tích tụ

- Thay đồ lót dính mồ hôi hoặc bẩn

- Rửa tay trước khi chạm vào bộ phận sinh dục của bạn để ngăn ngừa vi khuẩn mới xâm nhập

- Tránh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với người bị nhọt

- Giảm cân nếu bạn béo phì và nếu nhận được lời khuyên giảm cân từ bác sĩ của bạn

Bạn cũng có thể cần thay đổi thói quen tẩy lông để ngăn lông mọc ngược . Điều này có thể bao gồm sử dụng dao cạo sắc và kem cạo râu, tẩy tế bào chết trước khi cạo và cạo theo chiều lông mọc.

Nên làm gì sau khi quan hệ tình dục để ”cô bé” luôn khỏe mạnh?

Nếu chăm sóc "cô bé" không đúng cách sau quan hệ tình dục có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, các bệnh lý phụ khoa. Vì vậy, hãy tạo thói quen vệ sinh sau mỗi cuộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HỒNG NGỌC (Theo Insider) ([Tên nguồn])
Sức khỏe sinh sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN