Cô bé 10 tuổi tử vong vì ăn phải bánh sinh nhật hỏng
Bé gái 10 tuổi tại Ấn Độ đã qua đời đột ngột do ngộ độc thực phẩm, khi ăn chính chiếc bánh sinh nhật của mình.
Cô bé 10 tuổi tên Manvi, sinh sống tại Ấn Độ mới đây đã được tổ chức sinh nhật, cắt bánh cùng gia đình. Tuy nhiên, lễ kỉ niệm lại biến thành cơn ác mộng vì sau khi ăn bánh sinh nhật, cả nhà bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm vào khoảng 22 giờ ngày 24/3, chỉ vài giờ sau lễ sinh nhật. Manvi khi đó cảm thấy khát nước dữ dội, khô miệng, lịm đi.
Sáng hôm sau, tình trạng của cô bé trở nên tồi tệ hơn. Gia đình đã đưa Manvi đến bệnh viện. Mặc dù được thở oxy và đo điện tâm đồ nhưng tình trạng của Manvi đã quá nguy kịch, không thể cứu chữa và cô bé đã qua đời ngay sau đó.
Gia đình cho rằng, chiếc bánh sinh nhật socola có chứa chất độc hại, dẫn đến sự việc bi thảm này. Ngay lập tức, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi và gửi mẫu bánh đi xét nghiệm.
Sự việc đau lòng này như một lời nhắc nhở về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến an toàn thực phẩm và tầm quan trọng đặc biệt của việc cẩn trọng khi đặt hàng trực tuyến.
Cách nhận biết bánh có vấn đề:
1. Hình thức bên ngoài: Tìm kiếm các dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu hoặc bề mặt bánh không phẳng, có dấu hiệu trũng xuống. Bánh bị khô, nứt vụn cũng là dấu hiệu của bánh kém chất lượng.
2. Kết cấu: Bánh có kết cấu đặc, nặng, quá ẩm hoặc quá dính. Nó cũng thể dễ tan hoặc cảm giác vô cùng khó chịu trong miệng.
3. Mùi: Bánh hỏng cũng có mùi chua hoặc mốc chứng tỏ bánh đã hư. Nó cũng có thể có mùi hóa chất vô cùng khó chịu.
4. Vị: Bánh hỏng có thể có vị chua, đắng hoặc vô cùng khó chịu. Bánh hỏng luôn mang lại cảm giác thiếu vị gì đó hoặc có dư vị lạ
5. Đóng gói: Nếu bánh không được đóng gói cẩn thận hoặc có dấu hiệu bao bì bị mở, bánh sẽ không còn tươi mới.
Rủi ro về sức khỏe khi ăn bánh hỏng
1. Ngộ độc thực phẩm: Ăn bánh bị hỏng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Các vi khuẩn như Salmonella, E. coli và Staphylococcus Aureus có thể phát triển trên bánh đã có vấn đề, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và co thắt dạ dày.
2. Phản ứng dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, việc ăn một chiếc bánh bị nhiễm chất gây dị ứng như các loại hạt, sữa hoặc trứng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm nổi mề đay, sưng tấy, ngứa và khó thở.
3. Tiếp xúc với nấm mốc: Bánh bị hỏng có thể bị nấm mốc, sinh ra chất độc có thể gây hại nếu ăn phải. Hít phải bào tử nấm mốc cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, đặc biệt ở những người mắc bệnh hen suyễn hoặc các tình trạng hô hấp khác.
4. Chất gây ô nhiễm: Bánh bị nhiễm hóa chất, chẳng hạn như chất tẩy rửa hoặc thuốc trừ sâu, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu ăn phải, thậm chí gây tử vong. Những chất này có thể gây ra một loạt các triệu chứng, tùy thuộc vào loại và lượng ăn vào.
5. Đau bụng: Ngay cả khi bánh không bị nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố có hại, việc ăn một chiếc bánh cũ hoặc kém chất lượng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi khó tiêu.
Sáng 21/12, nguồn tin của PV cho hay, sức khỏe 56 em học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) đã ổn định. Đây...
Nguồn: [Link nguồn]