Có 4 dấu hiệu bất thường ở bàn chân, không phải lão hóa mà là những dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
Đôi chân là trung tâm sức khỏe của cơ thể con người.
Đôi bàn chân là một bộ phận quan trọng trên cơ thể chúng ta, vì cơ thể con người có 6 đường kinh mạch chính và hơn 40 huyệt đạo được phân bố và giao nhau trên bàn chân. Dù là ngũ quan, tứ chi hay nội tạng thì trên bàn chân đều có những điểm nhạy cảm tương ứng.
Đã có thí nghiệm đặt chân dưới vòi nước lạnh 4°C sau vài phút sẽ gây khó chịu như hắt hơi, sổ mũi, nhiệt độ niêm mạc mũi giảm xuống đáng kể. Nếu không giữ ấm kịp thời, bạn sẽ bị cảm lạnh.
Điều này cho thấy rằng, một khi chân chúng ta bị lạnh, các mao mạch trong đường hô hấp sẽ co lại, sức đề kháng của cơ thể cũng giảm theo. Khi bàn chân bị lạnh sẽ gây ra hàng loạt các biểu hiện xấu, bao gồm tim đập bất thường, đau lưng, buồn ngủ và kinh nguyệt không đều.
Có 4 loại bất thường ở bàn chân, nếu gặp phải bạn không nên chủ quan
1. Đau chân
Đau chân bất thường sẽ khiến bạn tăng nguy cơ gãy xương. Một số bệnh nhân còn có cảm giác nóng rát ở bàn chân, tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường.
2. Đau cơ ngắt quãng
Bàn chân là phần cuối của cơ thể chúng ta, là bộ phận xa tim nhất. Một khi các mạch máu trong cơ thể bị tắc nghẽn sẽ làm giảm lượng máu đến chân, dễ dẫn đến các triệu chứng tắc nghẽn mạch máu gián tiếp. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi, tuy nhiên ở giai đoạn sau, các triệu chứng không thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
3. Loét
Các triệu chứng loét khó lành ở bàn chân đa phần là biểu hiện của bệnh tiểu đường bàn chân, do đường huyết trong cơ thể cao lâu ngày sẽ làm cho chức năng của hệ thần kinh bị tổn thương, tốc độ lành vết thương bị ảnh hưởng. Vết thương ở chân rất khó lành nhưng bệnh nhân cũng không cảm thấy đau.
4. Tê chân
Những người bị cao huyết áp có thể hình thành huyết khối trong cơ thể và gây tắc nghẽn mạch máu, một khi huyết khối chèn ép dây thần kinh rất dễ ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của bàn chân, triệu chứng tê chân sẽ xuất hiện hằng ngày mà không có lý do.
Để bảo vệ chân cho người trung niên và cao tuổi, có 4 cách
● Đi bộ
Người cao tuổi nên thực hiện các bài tập đi bộ nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày, đi bộ có thể làm cho bàn chân vận động và rèn luyện sức khỏe. Chú ý giữ đúng tư thế, tiếp đất bằng mặt trong của ngón cái và gót chân để tránh bị mất phương hướng.
● Chọn giày thoải mái và tránh giày mũi nhọn
Chú ý đi giày thoải mái, không nên đi nhiều giày mũi nhọn, vì giày mũi nhọn dễ khiến bàn chân bị chèn ép, từ đó khiến mạch máu bị tắc nghẽn, thậm chí có thể gây hoại tử dây thần kinh ngoại biên ở trường hợp nặng.
● Ngâm chân thường xuyên
Việc ngâm chân thường xuyên có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của bàn chân, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý nhiệt độ nước ngâm chân không được quá cao, nhìn chung duy trì ở mức 40℃, thời gian mỗi lần ngâm chân cũng cần chú ý, tốt nhất là trong vòng nửa giờ.
● Bổ sung canxi và vitamin D
Người cao tuổi nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D mỗi ngày, hai chất dinh dưỡng này là cơ sở để đảm bảo sức khỏe của xương. Đồng thời, bạn cũng có thể ra ngoài nắng nhiều hơn để có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Sức khỏe của đôi chân rất quan trọng đối với mỗi người, chúng ta nên chú ý quan sát hơn, khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường thì nên cảnh giác và đi khám kịp thời, không được chậm trễ.
Nhiều phụ nữ cho biết ham muốn tình dục của họ mạnh hơn vào những thời điểm nhất định trong tháng, đặc biệt sự thôi thúc này tăng lên trước khi rụng trứng. Cùng tìm hiểu...
Nguồn: [Link nguồn]