Chuyên gia y tế: COVID-19 sẽ tiếp tục nhưng ngày tàn của đại dịch đã gần kề
Theo các chuyên gia y tế, sau làn sóng biến thể Omicron, COVID-19 sẽ quay trở lại nhưng đại dịch thì không.
Sau làn sóng biến thể Omicron, COVID-19 sẽ quay trở lại nhưng đại dịch thì không.
Tỷ lệ nhiễm tăng, tỷ lệ bệnh nặng và tử vong giảm
Thế giới đang trải qua một làn sóng lây nhiễm lớn với biến thể Omicron của SARS-CoV-2. Các ước tính dựa trên các mô hình của Viện Đo lường và Đánh giá Y tế (IHME) tại Mỹ cho thấy rằng vào khoảng ngày 17/1/2022, có 125 triệu ca nhiễm Omicron mỗi ngày trên thế giới, gấp hơn 10 lần so với đỉnh của làn sóng Delta vào tháng 4/2021.
Làn sóng biến thể Omicron đang lan đến mọi châu lục một cách không thể tránh khỏi. Hiện chỉ một số quốc gia ở Đông Âu, Bắc Phi, Đông Nam Á và Châu Đại Dương là chưa bắt đầu làn sóng của biến thể SARS-CoV-2 này.
Mức độ lây nhiễm chưa từng có cho thấy rằng hơn 50% thế giới sẽ bị nhiễm biến thể Omicron trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11/2021 - cuối tháng 3/2022.
Mặc dù các mô hình IHME cho thấy số ca nhiễm SARS-CoV-2 hàng ngày trên toàn cầu đã tăng hơn 30 lần tính từ thời điểm cuối tháng 11/2021 đến ngày 17/1/2022, song các trường hợp COVID-19 bệnh nặng được báo cáo trong giai đoạn này chỉ tăng gấp sáu lần. Bởi vì tỷ lệ các trường hợp không có triệu chứng hoặc nhẹ đã tăng lên so với các biến thể SARS-CoV-2 trước đó. Tỷ lệ lây nhiễm được phát hiện trên toàn cầu giảm từ 20% xuống 5%.
Một đánh giá hệ thống dựa trên các biến thể SARS-CoV-2 trước đây cho thấy rằng 40% trường hợp nhiễm trùng không có triệu chứng. Bằng chứng cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng không triệu chứng đối với Omicron cao hơn nhiều, có lẽ lên tới 80–90%.
Nhà khoa học Garrett và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng trong số 230 cá nhân ở Nam Phi đăng ký tham gia một thử nghiệm lâm sàng, có tới 71 người (chiếm 31% tổng số người tham gia nghiên cứu) có kết quả PCR dương tính với SARS-CoV-2 và mang biến thể omicron và không có triệu chứng. So sán tỷ lệ này trên tổng dân số có thể cho rằng có hơn 90% trường hợp nhiễm trùng không có triệu chứng ở Nam Phi.
Xét nghiệm sàng lọc đối với những người không có triệu chứng COVID-19 ở Đại học Trung tâm Y tế Washington ở Seattle, WA, Mỹ không vượt quá 2% trong suốt đại dịch COVID-19 nhưng vượt quá 10% trong tuần của ngày 10/1/2022.
Ngoài tỷ lệ lớn nhiễm trùng không có triệu chứng, ở Mỹ, tỷ lệ nhập viện COVID-19 hiện nay giảm khoảng 50% ở hầu hết các tiểu bang so với mức cao nhất trước đó. Tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nhập viện yêu cầu đặt nội khí quản hoặc có nguy cơ tử vong giảm tới 80–90% ở Canada và Nam Phi.
Tăng áp lực lên hệ thống y tế
Mặc dù mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm, nhưng làn sóng nhiễm trùng Omicron ồ ạt khiến số người nhập viện đang gia tăng ở nhiều quốc gia và dự kiến có thể sẽ tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn số ca nhập viện COVID-19 trước đây ở một số quốc gia - theo mô hình tính toán của IHME.
Ở các quốc gia, nơi tất cả các trường hợp nhập viện đều được sàng lọc COVID-19, một tỷ lệ đáng kể trong số những trường hợp nhập viện này sẽ nằm trong số những người đến bệnh viện vì lý do không phải COVID-19 bị nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng.
Tuy nhiên, các yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các bệnh viện. Theo như báo cáo của cuộc khảo sát nhiễm trùng ONS ở London, Anh, 5 nhân viên y tế có kết quả xét nghiệm dương tính và được yêu cầu cách ly, điều này gây áp lực kép lên bệnh viện. Các quốc gia sẽ cần ưu tiên hỗ trợ cho hệ thống y tế trong 4–6 tuần tới.
Dự kiến, đỉnh biến thể Omicron sẽ xảy ra ở hầu hết các quốc gia trong khoảng thời gian từ nay đến tuần thứ hai của tháng 2/2022. Các đỉnh Omicron mới nhất dự kiến sẽ đến ở các quốc gia mà làn sóng omicron chưa bắt đầu, chẳng hạn như ở Đông Âu và Đông Nam Á. Theo các chuyên gia y tế, vào tháng 3/2022, một tỷ lệ lớn trên thế giới sẽ bị nhiễm biến thể Omicron.
Trong 2 năm qua, toàn cầu đã có những nỗ lực phi thường nhằm ứng phó với một mầm bệnh mới đã thay đổi cách các cá nhân sống cuộc sống của họ và cách các chính phủ trên thế giới phát triển các phản ứng chính sách. Những nỗ lực này đã cứu sống vô số người trên toàn cầu.
Các biến thể SARS-CoV-2 mới chắc chắn sẽ xuất hiện và một số có thể nặng hơn biến thể Omicron. Khả năng miễn dịch, cho dù nhiễm trùng hay bắt nguồn từ tiêm chủng, sẽ suy yếu, tạo cơ hội cho việc tiếp tục lây truyền SARS-CoV-2. Do tính thời vụ, các quốc gia nên dự kiến khả năng lây truyền trong những tháng mùa đông sẽ tăng lên.
Trở thành bệnh đặc hữu
Tuy nhiên, tác động của việc lây truyền SARS-CoV-2 trong tương lai đối với sức khỏe sẽ ít hơn do tiếp xúc rộng rãi với virus trước đó, vaccine thích nghi thường xuyên với kháng nguyên hoặc biến thể mới, sự ra đời của thuốc kháng virus và kiến thức mà những người dễ bị tổn thương có thể tự bảo vệ mình trong các làn sóng trong tương lai khi cần thiết bằng cách sử dụng khẩu trang chất lượng cao và điều hướng vật lý.
COVID-19 sẽ trở thành một căn bệnh đặc hữu, tái phát theo mùa như các căn bệnh khác như cúm mùa chẳng hạn. Kỷ nguyên của các biện pháp phi thường mà các chính phủ và xã hội áp dụng để kiểm soát sự lây lan SARS-CoV-2 sẽ kết thúc.
Sau làn sóng Omicron, COVID-19 sẽ quay trở lại nhưng đại dịch thì không.
Tình trạng tim mạch là một trong những yếu tố nguy cơ nhập viện cao nhất của các bệnh nhân mắc COVID-19.
Nguồn: [Link nguồn]