Chuyên gia y tế chia sẻ cách tốt nhất để hạn chế “dịch chồng dịch”

Chuyên gia cảnh báo nhiều người đang chủ quan trong phòng ngừa cúm vì cho rằng COVID-19 và cúm là giống nhau.

Ngày 17/2, Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề “Cúm mùa và tầm quan trọng của việc tiêm ngừa cúm trong bối cảnh COVID-19”.

PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa, Giảng viên Trung tâm Đào tạo, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, cúm mùa không chỉ là bệnh lý đường hô hấp thông thường, mà còn là tác nhân gây trầm trọng hơn các bệnh lý nền khác như bệnh lý tim mạch (tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ), thậm chí dẫn đến tử vong.

PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa, Giảng viên Trung tâm Đào tạo, Viện Pasteur TP.HCM.

PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa, Giảng viên Trung tâm Đào tạo, Viện Pasteur TP.HCM.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm mùa với 3-5 triệu ca bệnh nặng; trong đó có đến 650.000 ca tử vong trên toàn thế giới (tương đương 1 phút có 1 người tử vong vì cúm). Hầu hết trường hợp tử vong liên quan tới cúm xảy ra ở người cao tuổi (> 65 tuổi).

“Ai cũng có thể nhiễm cúm và biến chứng do cúm mùa gây ra có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Biến chứng cúm mùa có thể gây ra tình trạng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, làm trầm trọng hơn bệnh lý đang có ở trẻ em; và góp phần làm suy giảm chức năng hoặc khiến cho người lớn tuổi không thể hồi phục trở lại với đủ chức năng trước đó khi đã qua khỏi nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cúm mùa có thể thúc đẩy, châm ngòi cho các đợt nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ở những bệnh nhân đã có tình trạng xơ vữa động mạch”, PGS.TS.BS. Cao Hữu Nghĩa thông tin.

Theo chia sẻ từ chuyên gia, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay, nhiều người còn lơ là, chủ quan trong phòng ngừa cúm vì cho rằng COVID-19 và cúm là giống nhau.

Tuy nhiên, đây là hai bệnh khác nhau do các virus khác nhau gây ra. WHO nhận định rằng khi đại dịch COVID-19 vẫn còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ít người tiếp xúc với vi-rút đường hô hấp theo mùa, thì khả năng miễn dịch của quần thể giảm và nguy cơ bùng phát dịch bệnh cúm có thể sẽ tăng lên đáng kể.

Bộ Y tế khuyến cáo: Tiêm vắc-xin cúm hằng năm là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa nhiễm cúm và tránh các biến chứng nặng do cúm gây ra.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tiếp tục tiêm phòng cúm hàng năm vẫn rất quan trọng để đảm bảo khả năng miễn dịch của quần thể, giúp giảm nguy cơ nhiễm cúm, từ đó giảm nguy cơ đồng nhiễm cúm và COVID-19.

Ngoài ra, tiêm ngừa cúm cũng giúp giảm nguy cơ nhập viện do cúm, hạn chế quá tải hệ thống y tế vốn đang chịu nhiều áp lực từ COVID-19 và cũng giúp giảm số ca tử vong do bệnh truyền nhiễm, trong đó có cả cúm và COVID-19.

Đặc trưng của virus cúm là thay đổi rất nhanh. Do đó, để bảo đảm sự tương thích giữa chủng virus cúm có trong vắc-xin và chủng virus cúm lưu hành trong thực tế, thành phần của vắc-xin cúm sẽ được cập nhật hàng năm dựa trên khuyến cáo về công thức vắc-xin Cúm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chính vì lí do đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng như các tổ chức y tế lớn trên thế giới đều khuyến cáo nên tiêm ngừa cúm hằng năm để chủ động bảo vệ tốt nhất khỏi bệnh cúm mùa.

Nhiễm đồng thời cả cúm mùa và COVID-19 sẽ như thế nào?

Cả COVID-19 và bệnh cúm đều có thể lây lan từ người sang người do tiếp xúc gần với nhau. Khi mắc, các triệu chứng của cả hai bệnh sẽ xuất hiện nên không thể chẩn đoán...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Cách phòng tránh Covid-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN