Chuyên gia tim mạch lý giải nguyên nhân đột quỵ khi chơi thể thao

Hiện nay, tỷ lệ người mắc đột quỵ khi chơi thể thao ngày càng gia tăng và xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi. Vậy nguyên nhân là gì? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh đột quỵ? Cùng lắng nghe chia sẻ từ BSCKII.BSNT Lê Đức Hiệp, Khoa Tim mạch - Tim mạch can thiệp BVĐK Hồng Ngọc.

BSNT.BSCKII.Lê Đức Hiệp - Bác sĩ Khoa Tim mạch - Tim mạch can thiệp BVĐK Hồng Ngọc

BSNT.BSCKII.Lê Đức Hiệp - Bác sĩ Khoa Tim mạch - Tim mạch can thiệp BVĐK Hồng Ngọc

Ai là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải cơn đột quỵ khi chơi thể thao?

Trả lời:

Đối tượng nguy cơ cao gặp phải đột quỵ khi chơi thể thao có thể phân chia thành 3 nhóm người:

- Nhóm thứ nhất: đột quỵ xảy ra trên người có sẵn yếu tố nguy cơ cao như: người có dị dạng mạch máu não (phình mạch máu não), bệnh lý xơ vữa mạch máu gây ra nhồi máu cơ tim cấp, hoặc xuất huyết não cấp.

- Nhóm thứ hai: là do người chơi thể thao gắng sức quá, ham mê quá, đẩy sức chịu đựng vượt lên cao quá khả năng của mình. Đây là một tình trạng rất hay gặp trên thực tế.

- Nhóm thứ ba: người cao tuổi. Do cơ chế điều hòa tuần hoàn não của người cao tuổi kém hơn người bình thường, cộng thêm tập gắng sức có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát và xảy ra đột quỵ, đặc biệt khi thời tiết khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh…). Nhất là với những người cao tuổi có sẵn bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hút thuốc, ít vận động, lối sống không lành mạnh, mất ngủ kéo dài, thường xuyên căng thẳng..

Có dấu hiệu nào cảnh báo sớm cơn đột quỵ khi chơi thể thao hay không?

Trả lời:

Khi tập luyện thể thao không dễ dàng để có thể nhận biết sớm cơn đột quỵ. Để dễ nhận biết, chúng tôi hướng dẫn người bệnh sử dụng quy tắc “FAST”:

- F (face): Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.

- A (arm): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

- S (speech): Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.

- T (time): Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi càng cao.

Chuyên gia tim mạch lý giải nguyên nhân đột quỵ khi chơi thể thao - 2

Làm thế nào để phòng tránh ngất xỉu hoặc đột quỵ khi chơi thể thao?

Trả lời:

Để phòng tránh ngất xỉu, đột quỵ, khi chơi thể thao cần lưu ý:

- Hãy chọn môn thể thao phù hợp với thể chất và điều kiện sức khỏe của bản thân; tham vấn những người có kinh nghiệm như huấn luyện viên, các vận động viên lâu năm về phương pháp tập luyện đúng cách.

- Với nhóm người cao tuổi hoặc có bệnh lý tim mạch, hô hấp,… nên thăm khám sức khỏe và tham vấn bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh và khả năng gắng sức. Việc kê đơn thể lực cho bệnh nhân đã được khuyến cáo từ các hiệp hội y khoa hàng đầu trên thế giới, qua đó giúp nâng cao hiệu quả của việc tập thể dục và hạn chế thấp nhất các biến cố khi tập luyện.

Chủ động thăm khám sớm để được đánh giá, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh và khả năng gắng sức phù hợp.

Chủ động thăm khám sớm để được đánh giá, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh và khả năng gắng sức phù hợp.

Bác sĩ có gợi ý như thế nào về chế độ ăn uống, tập luyện để người chơi thể thao có thể phòng tránh đột quỵ?

Trả lời:

Dinh dưỡng hợp lý không chỉ hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp tăng cường chức năng não bộ, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi tư vấn cho người bệnh, chúng ta sẽ phải cá thể hóa tùy theo từng yếu tố nguy cơ của từng cá thể người bệnh.

Tuy nhiên, nhìn chung có một số lưu ý để phòng tránh đột quỵ gồm:

- Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi.

- Tránh các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.

- Ăn các thực phẩm giàu Omega-3. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn ít nhất hai khẩu phần cá béo mỗi tuần, có thể bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích.

- Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

- Giảm lượng muối ăn vào.

- Một số thực phẩm được khuyên nên dùng nhằm ngăn ngừa đột quỵ như: quả việt quất giàu chất chống oxy hóa, rau chân vịt (cải bó xôi), khoai lang, bột yến mạch, sữa ít béo, đậu phộng (lạc)...

- Tập luyện thể dục thể thao có lợi ích vô cùng to lớn, để giảm thiểu thấp nhất những biến cố sau tập thể dục chúng ta cần tuân thủ tập luyện đúng cách, phù hợp với điều kiện tinh thần và thể chất của mỗi người. Đối với người cao tuổi, hoặc người có bệnh lý tim mạch hô hấp,… nên tham vấn ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ và an toàn.

Khám tim mạch - chọn Hồng Ngọc với:

- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, 20 - 40 năm kinh nghiệm từ Viện Tim mạch Quốc gia - BV Bạch Mai, BV ĐH Y Hà Nội, BV Xanh Pôn, BV Hữu Nghị…

- Hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến hỗ trợ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả

- Phác đồ cá thể hóa, chuẩn Bộ Y tế.

Đặc biệt, Bệnh viện đang có ưu đãi hấp dẫn khi đăng ký khám Tim mạch:

- Giảm 100k phí khám

- Giảm 20% phí chụp CT mạch vành

Hotline: 0911.858.626

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN