Chuyên gia lý giải vì sao số ca tử vong do COVID-19 tăng cao và biện pháp hạn chế

Sự kiện: Tin tức COVID-19

GS.TS Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, Tổ trưởng tổ điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng cho biết, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, nói đến SARS-CoV-2, hầu hết mọi người nghĩ virus tấn công phổi, gây tổn thương phổi. Tuy nhiên thực tế, virus còn tấn công hàng loạt cơ quan trong cơ thể.

Bệnh nhân COVID-19 nặng đang được lọc máu

Bệnh nhân COVID-19 nặng đang được lọc máu

Theo chuyên gia đầu ngành về hồi sức, virus SARS-CoV-2 gây tổn thương các cơ quan theo 2 cách. Cụ thể, virus này tấn công trực tiếp vào các cơ quan hoặc tấn công gián tiếp qua cơ chế miễn dịch, làm tăng yếu tố kháng đông, giảm yếu tố giảm đông, cuối cùng hình thành huyết khối ở cả mạch máu nhỏ và mạch máu lớn.

Thực tế cho thấy tại Việt Nam, 50-60% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng; 30% nhẹ giống cảm cúm thông thường; 10-15% cần hỗ trợ ô xy và thuốc; 5-10% cần máy thở, lọc máu, ECMO. GS.TS Nguyễn Gia Bình cho biết, với tình hình số bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng như hiện nay, việc rút ngắn thời gian điều trị sẽ giảm áp lực cho các cơ sở y tế cũng như cho bệnh nhân COVID-19 được chăm sóc y tế tốt hơn.

GS.TS Nguyễn Gia Bình nhận định, trong đợt dịch đang diễn ra, tỷ lệ tử vong tại nước ta liên tục tăng có nguyên nhân đặc biệt với biến thể Delta, sự biến chuyển bệnh rất nhanh. Vì vậy, để hạn chế tử vong cần làm tốt cả 2 việc, hạn chế số lượng người nhiễm mới và hạn chế số lượng bệnh nhân nhẹ chuyển nặng.

Với cơn bão Cytokiness (BN91- phi công người Anh từng mắc cơ bão này đã được điều trị hồi phục thần kỳ) ở bệnh nhân COVID-19, GS.TS Nguyễn Gia Bình khuyến nghị có thể áp dụng lọc máu hấp phụ ngay khi bệnh nhân thở HFNC, không đợi đến khi thở máy, ECMO. Can thiệp lọc máu hấp phụ trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Các chuyên gia nhận định, từ thực tế các đợt dịch đang cho thấy gần như chưa có tỉnh nào có thể "tự lực cánh sinh" điều trị COVID-19 mà không cần sự chi viện từ trung ương hay sự giúp đỡ từ các tỉnh bạn. Việc thiếu thốn các thiết bị lọc máu liên tục CRRT dẫn đến tình trạng quá tải, nhiều bệnh nhân không được điều trị kịp thời dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao hơn so với các nước trong khu vực.

Việc giảm tỷ lệ tử vong cũng như giảm thời gian điều trị bệnh nhân COVID-19 đang được nhà nước ưu tiên hàng đầu. Do đó GS.TS Nguyễn Gia Bình cũng khẳng định: “Tận dụng tất cả các thiết bị làm sạch máu sẵn có như máy lọc hấp phụ, máy thận nhân tạo để tiến hành lọc hấp phụ sớm cho bệnh nhân. Đó không chỉ là cơ hội cho người bệnh mà còn là cơ hội cho ngành y tế Việt Nam nhanh chóng khống chế và vượt qua đại dịch”.

Theo TS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), việc lọc máu trên máy hấp phụ hoặc máy thận nhân tạo sẽ rút ngắn thời gian điều trị chỉ còn 4 tiếng so với 24 tiếng trên máy lọc liên tục.

Như vậy với 1 máy CRRT 1 ngày chỉ có thể phục vụ cho 1 bệnh nhân thì với máy hấp phụ hoặc máy thận nhân tạo, 1 ngày có thể lọc cho 6 bệnh nhân. Thiết bị đơn giản, rẻ tiền, dễ vận hành nhưng lại tăng công suất điều trị lên tới 600%.

Lọc máu hấp phụ giai đoạn sớm giúp tăng tỷ lệ cứu sống bệnh nhân nặng

Theo báo cáo khoa học của TS. Đỗ Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) và ThS. Thân Sơn Tùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang), với những kết quả khả quan rút ra từ kinh nghiệm điều trị thực tế bệnh nhân qua phương pháp lọc máu hấp phụ đang được kỳ vọng là bước ngoặt lớn trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Bằng thực tế áp dụng trên 10 bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bắc Giang, ThS. BS Thân Sơn Tùng cho rằng khi được can thiệp sớm bằng biện pháp lọc máu hấp phụ các chỉ số bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt với những bệnh nhân đã gặp tổn thương phổi nặng.

Đặc điểm sinh bệnh học đặc trưng của COVID-19 là tăng giải phóng các yếu tố gây viêm, đôi khi phản ứng quá mạnh gây tổn thương đa phủ tạng hay gọi là bão Cytokine. Phương pháp lọc máu hấp phụ đã chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn chặn cơn bão này.

BS Thân Sơn Tùng cũng đưa ra nhận định: Việc ứng dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ trên bệnh nhân COVID-19 giai đoạn sớm có thể giúp tăng tỷ lệ cứu sống, giảm nguy cơ tiến triển nặng và tiết kiệm chi phí hồi sức. "Do đó cần thống nhất quan điểm lựa chọn bệnh nhân và thời điểm bắt đầu lọc hấp phụ để đạt hiệu quả tối ưu", ThS Tùng nói.

Cả nước hiện chỉ có một số ít bệnh viện thực hiện được kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO) như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới Trung ương, Việt Đức, Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Đa khoa Trung ương Cần Thơ... Do đó, các chuyên gia cho rằng với những kế quả khả quan phương pháp lọc máu hấp phụ đem lại, có thể hạn chế đáng kể những bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nặng phải sử dụng kỹ thuật ECMO.

TPHCM dốc toàn lực cứu F0, hy vọng sớm giảm số ca tử vong

Số ca bệnh ngoài cộng đồng tăng cao, F0 cách ly điều trị tại nhà ngày càng nhiều, trong khi các bệnh viện vẫn đang căng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Minh ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN