Chuyên gia khuyến cáo 10 điều cần làm khi bị gan nhiễm mỡ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số những người thừa cân, béo phì thì có tới 90% bị gan nhiễm mỡ. Cần làm gì để bệnh thuyên giảm và người bệnh sống khoẻ là câu hỏi của rất nhiều người.
Ảnh nguồn Internet
Khi bạn ăn, thực phẩm vào cơ thể sẽ bị phá vỡ cấu trúc để trở thành nhiên liệu. Một phần nhiên liệu ấy đốt cháy cho các hoạt động, phần dư thừa sẽ tích trữ dưới dạng mỡ.
Cơ thể càng nhiều mỡ tích lũy, bạn càng ngại vận động, các cơ quan dần dần mệt mỏi và đi xuống, trong đó có gan của bạn.
Theo BS Trần Văn Phúc, bệnh viện Xanh – Pôn, gan một người khỏe mạnh có từ 1 – 3% chất béo. Nếu vượt quá 5%, thì mọi thứ sẽ bắt đầu sai. Nghĩa là các phân tử chất béo dư thừa, nhất là chất béo trung tính, sẽ ồ ạt chui vào tế bào gan và bị mắc kẹt trong đó, gọi là gan nhiễm mỡ.
Một khi lượng chất béo trong gan lên tới trên 10%, thì nhiều chuyện tồi tệ sẽ diễn ra. Ví dụ như tế bào gan không thể hoạt động, các cục mỡ tổn thương như mô sẹo cũng xuất hiện, gan có thể xơ hoặc ung thư.
Nhưng ngược lại với tình trạng dư thừa chất béo, là những đứa trẻ suy dinh dưỡng nặng, hay những người quá gầy, hoặc thực hành chế độ ăn kiêng để giảm cân quá nhanh; cũng có thể bị gan nhiễm mỡ.
Các nghiên cứu trên người, hay nghiên cứu thực nghiệm trên chuột và thỏ đầu nhỏ, đều cho thấy có hiện tượng suy giảm hoặc cạn kiệt Peroxisome, một chất được ti thể của tế bào tiết ra, nó gián tiếp gây lắng đọng Lipid ở bào tương. Đây chính là giả thiết được các nhà khoa học lưu ý, để giải thích cho một hiện tượng khó hiểu về tình trạng gan nhiễm mỡ.
Nếu bạn thuộc nhóm người đái tháo đường type 2 do liên quan đến thừa cân và béo phì, hoặc xét nghiệm có hai thành phần của mỡ máu là Cholesterol hay Triglyceride cao, bị rối loạn chuyển hóa, khuynh hướng di truyền, đặc biệt là uống nhiều bia rượu; thì khả năng gan của bạn bị nhiễm mỡ là rất cao.
Ảnh nguồn Internet
10 điều cần làm khi bị gan nhiễm mỡ
Hầu hết bệnh nhân gan nhiễm mỡ vẫn sống khỏe mạnh bình thường, nên bạn không phải quá lo lắng khi mình không may mắc phải. Tuy nhiên, cần phải khám sức khỏe, siêu âm gan, xét nghiệm mỡ máu và men gan ALT hàng năm để theo dõi.
Theo đó, BS Phúc đã đưa ra 10 lời khuyên cho những ai đang bị gan nhiễm mỡ:
- Tăng cường vận động: Đi bộ là quan trọng nhất, nếu đi bộ 5000 bước mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe. Đi 10.000 bước giúp giảm cân. Nếu đi bộ ít, mỗi tuần tập thể dục nặng khoảng 1 – 2 giờ.
- Ngừng uống rượu bia.
- Giảm cân chậm: Tính BMI cơ thể, nếu bạn thuộc nhóm thừa cân hay béo phì thì cần thực hiện chế độ giảm cân từ từ. Mỗi tuần giảm 0,5Kg là hợp lí nhất, chỉ cần giảm 2,5 – 5Kg là đảm bảo tình trạng nhiễm mỡ gan giảm đáng kể. Lưu ý, nếu giảm quá 2Kg mỗi tuần là rất nguy hiểm, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ nặng hơn, chức năng gan sẽ suy giảm.
- Quản lí trọng lượng cơ thể: Không để thừa cân và béo phì, tăng cường ăn giàu chất xơ.
- Hạn chế ăn chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa, tức là mỡ động vật sẽ gây dư thừa lượng Carlo, là nguyên nhân làm cho gan nhiễm mỡ. Lưu ý rằng, mỡ động vật vẫn cần thiết với cơ thể, chỉ không ăn nhiều.
- Tránh ăn chất béo chuyển vị: Là những sản phẩm mỡ chiên nướng, bí dụ như thịt nướng, vỏ bánh nướng, bỏng ngô sấy mỡ, đồ rán, thậm chí mỡ quay lâu trong lò vi sóng… sẽ có chứa các chất béo chuyển vị nguy hiểm cho gan.
- Tránh ăn đường Fructose: Là loại đường có trong hoa quả, nên hạn chết bớt những hoa quả quá ngọt.
- Không để đường huyết tăng: Chú ý thức ăn có đường thì không ăn nhiều, chia nhỏ bữa ăn để duy trì đường huyết thay vì ăn một bữa quá nhiều tinh bột. Tăng cường ăn rau, đậu phụ, uống Atiso.
- Bổ sung khoáng chất đặc biệt là Magie.
- Bổ sung Vitamin E: Nhu cầu Vitamin E mỗi ngày từ 400 – 1200UI. Nếu thức ăn không đủ hàm lượng Vitamin E, có thể bổ sung bằng đường uống, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ là do có quá nhiều chất béo trong gan dẫn đến chứng viêm gan, xơ gan, suy gan, tổn thương gan...