Chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa cảnh báo những thói quen gây tái phát bệnh dạ dày
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 các bệnh như bệnh lý ống tiêu hóa trên, loét dạ dày tá tràng, rối loạn nhu động đường tiêu hóa… tăng.
Tại một hội nghị khoa học chuyên đề, GS.TS. Đào Văn Long – Chủ tịch hội đồng quản lý Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật cho biết, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản nói riêng, bệnh lý đường tiêu hóa … ở nước ta có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ bệnh nhân tới khám các bệnh lý tiêu hóa tăng lên 25% so với trước.
GS.TS. Đào Văn Long – Chủ tịch hội đồng quản lý Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật chia sẻ tại hội nghị.(Ảnh: SKĐS).
Đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh COVID-19 các bệnh như bệnh lý ống tiêu hóa trên, loét dạ dày tá tràng, rối loạn nhu động đường tiêu hóa… tăng. Nhiều trường hợp vào khám có tình trạng trào ngược dạ dày thực quản tương đối nặng, thường rơi vào tình trạng kháng trị.
Đáng nói là biểu hiện bệnh không điển hình nên người bệnh thường hay bỏ qua. Với trào ngược điển hình, chẩn đoán tương đối dễ nhưng một số trường hợp trào ngược như trào ngược ngoài thực quản rất dễ nhầm với bệnh tai mũi họng, răng miệng hay phổi…
Có những trường hợp bị ho kéo dài, thậm chí ho nhiều về đêm gây lên các cơn khó thở như hen… Người bệnh khi đó lại đi khám tai mũi họng hoặc khám phổi, hô hấp… Chỉ khi có điều kiện thăm dò sâu hơn mới phát hiện ra là bị trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân là do dịch dạ dày trào lên đi vào đường hô hấp gây lên co thắt thanh quản, phế quản dẫn tới các triệu chứng giống như bị hen.
GS.TS Đào Văn Long cho biết, tùy mỗi bệnh nhân sẽ đưa ra thăm dò phù hợp để chẩn đoán xác định để từ đó đưa ra thuốc điều trị phù hợp. Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp phát hiện sớm các tổn thương ở đường tiêu hóa.
"Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản rất dễ tái phát. Tuy nhiên, với những người thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt, giữ gìn thì thời gian tái phát thấp hơn. Một số trường hợp ăn uống các chất kích thích như bia rượu nhiều, đồ ăn nhiều dầu mỡ làm cơ thắt thực quản dưới không đóng chặt và kèm theo đó là những căng thẳng, stress… thì nguy cơ tái phát nhanh" – GS.TS Long khuyến cáo.
Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
– Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.
Người bị viêm dạ dày nên tránh ăn đồ chua như cam, quýt.
– Hạn chế hoặc tránh uống rượu.
– Không hút thuốc lá.
– Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axít dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trước gánh nặng các bệnh lý về tiêu hóa, gan mật tương đối lớn như hiện nay, nhưng khả năng đáp ứng của các cơ sở y tế còn nhiều hạn chế về kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực. Theo ước tính, số lượng bác sĩ nội soi tiêu hóa chỉ đáp ứng được nhu cầu của 5-10% dân số. Điều này đặt ra những thách thức to lớn đối với việc chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh.
Riêng với polyp đại tràng là bệnh lý tương đối phổ biến. Theo Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật, có một số loại polyp có khả năng phát triển thành ung thư, nếu không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ bỏ sót polyp đại tràng theo y văn thế giới dao động từ 20-47%.
Chính vì vậy, tại hội nghị, các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kiến thức, những ứng dụng khoa học, kỹ thuật… để giúp các y, bác sĩ nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
TS.BS.Đào Việt Hằng, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam cho biết, ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo không chỉ phù hợp với xu thế, công nghệ y tế 4.0 hiện nay, mà còn là hướng đi cần thiết bởi những lợi ích to lớn, như góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện, tránh bỏ sót tổn thương cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực y tế còn đang thiếu hụt.
Nguồn: [Link nguồn]
“Ngày trước tôi cứ đau dạ dày liên tục, họng lúc nào cũng nóng rát, nuốt vướng. Đêm chẳng dám nằm, phải ngủ ngồi...