Chuyên gia đề xuất giải pháp ngăn chặn ca nặng, tử vong do COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo chuyên gia, cần kiềm chế số ca mắc COVID-18. Khi phát hiện ổ dịch thì phải dập ổ dịch đó, không để bùng phát lớn, số mắc có thể lên nhưng trong giới hạn nhất định.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 18:46 15/01/2025
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Theo Bộ Y tế, ngày 14/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.203 ca mắc COVID-19 trong nước tại 62 tỉnh, thành phố.

Đến hết ngày 14/12, số bệnh nhân nặng đang điều trị trong cả nước là 7.779 ca, giảm 49 ca so với ngày trước đó (ngày 13/12, cả nước có 7.730 ca nặng).

Từ 17h30 ngày 13/12 đến 17h30 ngày 14/12 ghi nhận 252 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 233 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.333 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại bệnh viện. 

Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại bệnh viện. 

Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Để tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tổ chức hội nghị với các chuyên gia, các nhà khoa học trong tháng 12/2021 để có giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi các trường hợp nhiễm COVID-19 chuyển nặng và tử vong.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, điều lo ngại nhất tuyến cơ sở chưa chuẩn bị tốt, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tử vong. 

“Thứ nhất là vấn đề tiêm vắc-xin cho người trên 50 tuổi, có bệnh nền. Lúc trước, khi số F0 trong cộng đồng chưa nhiều thì chúng ta tiêm cho người trẻ- con, cháu trong gia đình, chúng ta làm tốt, họ không đem dịch về nhà, bảo vệ được người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số ca mắc trong cộng đồng nhiều dẫn đến lây các đối tượng này, nguy cơ tử vong rất cao, nhất là khi chưa được tiêm vắc-xin", TS Nhung chia sẻ.

Theo chuyên gia có thể do nhiều người cao tuổi không dám tiêm, bản thân các phường cũng ngại tiêm cho nhóm này. Thay vì đó, các địa phương có thể chỉ định tiêm cho các trường hợp này tại bệnh viện, để tỷ lệ tiêm đạt 100%.

Vì thế, y tế phường cần rà soát hết những trường hợp thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này để tiêm vét.

Thứ hai là về thuốc điều trị, thuốc kháng virus đã được chứng minh có tác dụng giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đây là thuốc chưa được đăng ký, điều trị phải có kiểm soát. Vì thế, các địa phương phải quan tâm, tham gia vào chương trình nghiên cứu để người bệnh được tiếp cận thuốc. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn cung ứng thuốc.

Thứ ba là thay đổi trong điều trị. Hiện nay, y tế cơ sở vẫn tuân theo lối điều trị cũ là tập trung hết người bệnh vào một chỗ, rất khó đảm bảo về dinh dưỡng.

Theo TS Nhung, cần có biện pháp để người bệnh yên tâm- kết nối hỗ trợ về tâm lý, đảm bảo dinh dưỡng, hướng dẫn tập luyện kèm thêm thuốc. Trường hợp nào có thể thì để điều trị, cách ly tại nhà, trường hợp nào cần thiết thì nhập viện. Nếu làm được thế thì chắc chắn tử vong sẽ giảm.

Bên cạnh đó, cần kiềm chế số ca mắc. "Sống chung" nhưng khi phát hiện ổ dịch thì phải dập ổ dịch đó, không để bùng phát lớn, số mắc có thể lên nhưng trong giới hạn nhất định.

  

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tăng cường nhân lực cho 5 tỉnh miền Nam, nỗ lực để giảm số ca tử vong

Bộ trưởng Y tế chỉ đạo các BV tuyến Trung ương phải cử chuyên gia hồi sức có kinh nghiệm đến các tỉnh để hỗ trợ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN