Chuyên gia chỉ cách ăn tỏi tốt nhất và đây là 3 nhóm người tuyệt đối không nên ăn nhiều

Sự kiện: Sống khỏe

Tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể làm tổn thương gan, một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.

Tỏi được mệnh danh là "thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…

Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…

Nên băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến. Ảnh minh họa

Nên băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến. Ảnh minh họa

Để phát huy công dụng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỏi có thể ăn tươi hoặc nấu chín. Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Tuy nhiên, ăn đúng cách là băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến. Vì trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra chất allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.

Mặc dù tỏi tốt, nhưng không ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Tốt nhất, với những người bình thường mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 10g tỏi là đủ.

Ngoài ra, trong những trường hợp sau đây tốt nhất nên hạn chế ăn:

Chuyên gia chỉ cách ăn tỏi tốt nhất và đây là 3 nhóm người tuyệt đối không nên ăn nhiều - 2

Người mắc bệnh về gan

Nhiều người ăn tỏi để phòng ngừa viêm gan, tuy nhiên thực tế tỏi có hại cho bệnh nhân viêm gan. Tỏi không ngừa được virus viêm gan, ngược lại một số thành phần trong tỏi có thể kích thích dạ dày và ruột, ức chế tiết dịch tiêu hóa ở đường ruột, do đó làm tăng các triệu chứng viêm gan.

Ngoài ra, các thành phần trong tỏi làm giảm tế bào máu đỏ và hemoglobin trong máu, có thể dẫn đến thiếu máu.

Người mắc bệnh về mắt

Những người bị bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc và các bệnh về mắt khác nên hạn chế ăn tỏi. Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng việc tiêu thụ tỏi lâu dài với số lượng lớn sẽ làm tổn thương gan và mắt. Lâu dần, nó dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thị lực kém, ù tai, mất trí nhớ.

Nếu mắc bệnh về mắt, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B1 và riboflavin như gan động vật, thịt nạc, trứng, sữa, cà rốt, cà chua...

Một số bệnh khác

Người bị huyết áp thấp ăn tỏi làm tụt huyết áp đến mức nguy hiểm. Phụ nữ mang thai không được dùng. Người bị bệnh về đường tiêu hóa nên ăn hạn chế ăn tránh bị kích thích.

Ngoài ra, tỏi có thuộc tính chống đông máu tự nhiên và được coi là tốt nhất trong điều trị các rối loạn tuần hoàn. Do đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên ăn, khiến chảy máu nhiều.

Lưu ý: Tuyệt đối không ăn tỏi khi đói bụng, vì lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.

Thời điểm ăn tỏi biến loại củ này thành 'thần dược' chống ung thư

Ăn tỏi sống khi bụng trống rỗng vào buổi sáng với cốc nước sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN