Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế: Ổ dịch ở Hải Dương có thể còn “lẩn khuất”

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cho rằng, Hải Dương cần đẩy mạnh việc xét nghiệm các điểm có nguy cơ để tiếp tục phát hiện được các ổ dịch mới có thể còn "lẩn khuất".

Từ ngày 3/3, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

"Đến nay, có thể nói Hải Dương đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, ngăn chặn sự lây lan của dịch trong cộng đồng. Nhiều địa phương của Hải Dương đã an toàn, điều này cũng là giữ được an toàn cho cả nước. Do đó, chúng ta không cần thiết phải gia hạn thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng nữa”, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho hay.

Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế: Ổ dịch ở Hải Dương có thể còn “lẩn khuất” - 1

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế cho rằng, tỉnh Hải Dương cần đánh giá nguy cơ từng địa bản theo huyện, thành phố, thị xã và có thể tới tận xã để có quyết định giãn cách xã hội như thế nào cho hợp lý.

"Chỗ nào có nguy cơ thì tiếp tục giãn cách, chỗ nào không có nguy cơ thì phải bỏ giãn cách để vừa đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch nhưng cũng để người dân làm kinh tế hoặc một số địa bàn có thể thay đổi hình thức giãn cách, không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ theo như trước đây (ví dụ vẫn không cho phép người dân thực hiện những hoạt động gì, nới lỏng cho thực hiện hoạt động gì) để vừa chống dịch được vừa thực hiện làm kinh tế được. Và đặc biệt rất quan trọng là quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế", TS Phu nhấn mạnh.

Cũng theo TS Phu, Hải Dương cũng cần đẩy mạnh việc xét nghiệm các điểm có nguy cơ để tiếp tục phát hiện được các ổ dịch mới có thể còn "lẩn khuất", mà phát hiện được các trường hợp đầu tiên càng tốt trong cộng đồng để cách ly, khoanh vùng, dập dịch ngay, tránh lây lan.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng vấn đề đặt ra với Hải Dương là làm sao khống chế dập được ổ dịch. Vì thế, ngoài việc giãn cách xã hội, phong tỏa, tỉnh cần đẩy nhanh việc truy vết, xét nghiệm. 

Số ca bệnh phát hiện được cơ bản đã nằm trong số F1 đã được đưa đi cách ly tập trung. Vì thế, Thứ trưởng đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch Hải Dương rà soát lại tất cả các khu cách ly, đặc biệt là nơi đang cách ly trường hợp F1. Đồng thời, yêu cầu khu cách ly thực hiện nghiêm các văn bản hướng dẫn đã hết sức cụ thể, mục đích tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

Tỉnh cũng cần tăng cường kiểm tra cả cách ly tại gia đình. Các trường hợp F2 nếu theo dõi tại gia đình phải có cam kết, cơ quan chức năng đi kiểm tra đánh giá, nếu không chấp hành đưa đi cách ly tập trung và xử lý theo quy định.

Hải Dương cũng cần đi kiểm tra tất cả nhà máy, công ty kể cả ngoài khu công nghiệp; yêu cầu có cam kết thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quốc gia; đánh giá độ an toàn, nếu vi phạm xử lý theo quy định.

Dịch COVID-19 tại Hải Dương có 4 đặc điểm vô cùng khác biệt:

- Thứ nhất, đây là chủng virus mới, tốc độ lây lan nhanh.

- Thứ hai, virus đánh vào môi trường doanh nghiệp với hơn 2.000 công nhân khiến công việc dập dịch càng khó khăn hơn.

- Thứ ba, đây là ổ dịch đã nằm lâu nhưng bây giờ mới được phát hiện.

- Thứ tư, dịch bùng phát vào thời điểm Tết Nguyên đán nên việc kiểm soát gặp nhiều vấn đề hơn.

Đặc biệt có đến hơn 80% các trường hợp mắc bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng, chỉ được phát hiện qua xét nghiệm. Trong khi ở các vụ dịch trước chỉ khoảng 35-40%.

Bộ Y tế rút lực lượng tiền phương ở TP.HCM về tăng chi viện Hải Dương

Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin như vậy tại cuộc họp chiều 17/2. Ông nhận định đây là ổ dịch phức tạp và đã có dấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN