Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế: Dịch Covid-19 vẫn còn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

“Lúc này người dân có hơi chủ quan”

Theo Bộ Y tế, tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 18/5, đã 32 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, dịch Covid-19 vẫn còn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thấp. Tại Việt Nam, vẫn có thể có ổ dịch nhỏ.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng do mở dần các đường bay quốc tế, chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước, yêu cầu nhập cảnh cho các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật cao từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch nhập cảnh vào Việt Nam.

Đặc biệt, rất khó kiểm soát triệt để được người dân qua lại biên giới đường bộ thông qua đường mòn, lối mở nên luôn thường trực nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây nhiễm cho cộng đồng trong thời gian tới.

Theo PGS Phu, lúc này người dân có hơi chủ quan, nhưng người dân đã dần quen cách sống với dịch, nhiều thói quen tốt sau dịch hình thành (rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra ngoài…)

“Nếu không chủ quan, vẫn làm tốt thì chúng ta không bị làn sóng thứ 2”, PGS Phu nói.

PGS Phu cũng nhấn mạnh tình hình dịch Covid-19 trên thế giới hiện còn diễn diễn biến phức tạp, kéo dài 1-2 năm, không thể hết ngay như SARS. Nhiều người đặt vấn đề liệu dịch có hết hẳn như SARS trước đây thì nhiều ý kiến đưa ra là không. Nó có thể lưu hành giống như cúm.

Ngoài ra, 60-70% các trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc ca bệnh sốt nhẹ, ho chỉ như cúm và nó có thể tồn tại trong cộng đồng và lây lan. Vì tính chất như vậy nên dịch có sự lây lan kéo dài.

Việt Nam hiện nay vẫn kiên trì chiến lược phòng chống dịch từ trước đến nay đó là ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để. Tất cả công dân nhập cảnh về nước đều được cách ly 14 ngày, xét nghiệm ít nhất 2 lần, khi về nhà thì vẫn phải theo dõi sức khỏe.

"Chẳng hạn: Ca mắc Covid-19 mới đây tại Tây Ninh đi từ Campuchia về là một ví dụ. Trường hợp này tiếp xúc với 17 người, nếu không phát hiện được ca đầu tiên này thì không biết sẽ thế nào. Rất may, chúng ta đã phát hiện được dù người này không về Việt Nam theo con đường chính thống”, PGS Phu nói.

Cơ chế lây truyền chưa có sự thay đổi

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, dịch Covid-19 xảy ra đến nay 5-6 tháng, cơ chế lây truyền hiện chưa thấy có sự thay đổi.

Bệnh vẫn lây qua đường hô hấp, lây theo giọt bắn. Con virus nhỏ li ti cùng giọt nước bắn ra ngoài không khí, người tiếp xúc gần hít phải thì bị lây bệnh.

Đường lây của virus SARS-CoV-2 khác loại lây theo sương mù khuếch tán, lơ lửng trong không khí thì dù tiếp xúc xa cũng bị. Ở trong môi trường kín điều hòa như xe buýt, virus có thể lửng lơ lâu hơn chút, nhưng sau đó sẽ rơi xuống các mặt dụng cụ. Tay của người lành sờ nắm các vật dụng cụ có đưa lên mắt, mũi, miệng thì bị lây…

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cũng cho biết, hiện nay nước ta vẫn đủ năng lực cách ly người nhập, năng lực xét nghiệm, xét nghiệm tất cả các trường hợp cách ly ít nhất 2 lần (khi về nước và trước 14 ngày khi ra khỏi khu cách ly).

Tương tự với việc điều trị các ca dương tính, chúng ta áp dụng nguyên tắc 4 tại chỗ, ca nhẹ để tuyến dưới, ca nặng đưa lên tuyến trung ương.

“Không có dịch bùng phát cộng đồng mạnh thì chúng ta vẫn đủ khả năng điều trị. Chúng ta cũng có kinh nghiệm điều trị từ dịch SARS trước đó”, PGS Phu nhấn mạnh.

Theo ông Phu, lo ngại nhất là dịch bùng lên trong cộng đồng, gây số ca mắc rất lớn, gây quá tải cho các cơ sở điều trị, y tế vỡ trận. Dù vậy, ông Phu cho rằng, nước ta “không có khả năng kịch bản đó xảy ra”.

Vì thế, ngành y tế cần phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ở cộng đồng nếu có. Lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ ngay để phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch, càng phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên càng tốt như ca ở Tây Ninh mới đây là ca đầu tiên, phát hiện sớm thì mới mong dập được dịch.

“Chúng tôi cho rằng lúc này cả hệ thống đã có kinh nghiệm, từ y tế đến quân đội, công an, người dân cũng đã có kinh nghiệm trong việc phòng bệnh. Quan trọng là, tất cả không được chủ quan”, PGS Phu lưu ý.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế nói về hành vi khai man y tế của ca nhiễm Covid-19?

“Vấn đề khai báo y tế trung thực phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi người”, ông Phú nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN