“Chuyện ấy” sau khi mắc COVID-19: Nam giới cần chú ý điều gì?
Sau khi mắc COVID-19, nam giới nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình, đặc biệt trong chuyện chăn gối.
BS Nguyễn Anh Tú, chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, COVID-19 để lại những hậu quả nặng nề cho cả 2 giới tuy nhiên ở phía nam giới sẽ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là những nam giới với những bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa…
(Ảnh minh họa).
Với những trường hợp nhẹ, các rối loạn này ảnh hưởng nhiều nhất đến các mạch máu nhỏ của cơ thể như mạch phổi, mạch vành, mạch não và cả mạch máu của dương vật và tinh hoàn.
Do đó việc cung cấp máu đến dương vật gặp khó khăn gây nên tình trạng rối loạn cương dương, tinh hoàn cũng bị ảnh hưởng nên khả năng sản sinh nội tiết tố nam testosterone cũng kém đi, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và ham muốn.
Tuy chưa có nghiên cứu dài hạn nào để đánh giá được khả năng hồi phục của các tình trạng này nhưng nếu gặp phải các vẫn đề như trên, người bệnh cần có sự đánh giá tổng quát để có thể điều trị kịp thời, tránh để các di chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục của nam giới.…
Thời gian dài tâm lý bị ức chế, áp lực công việc phải hoàn thành, gây nên áp lực (stress) rất lớn đặc biệt cho nam giới gây nên giảm ham muốn, ức chế ham muốn hoặc mất hoàn toàn ham muốn tình dục.
Do đó, những người vợ, người bạn đời, đối tác cần thấu hiểu vấn đề để đồng cảm, sẻ chia và động viên cùng cánh nam giới vượt qua áp lực này.
Ths.Bs Phạm Minh Ngọc (Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cũng cho rằng, sau khi mắc COVID-19, nam giới nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình, đặc biệt trong chuyện chăn gối.
Nếu như có những biểu hiện như mệt mỏi, mất tập trung, thờ ơ, giảm ham muốn, lãnh cảm tình dục, cương dương kém… chúng ta hãy thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh. Đó là không hút thuốc lá, không uống rượu, bia, không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện.
Bạn nên tập thể dục ít nhất 15-20 phút/ngày, tập các bài tập cải thiện thông khí phổi; ăn tăng hoa quả, chất xơ; hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, mỡ, nội tạng động vật.
Theo bác sĩ, bệnh nhân nhiễm COVID-19 sau khỏi bệnh từ vài tuần đến vài tháng vẫn có nguy cơ đối mặt với hàng loạt triệu chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, ho kéo dài, đau khớp, rụng tóc, tim đập nhanh, đánh trống ngực… Một số trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, tiêu chảy, rối loạn vị giác, khứu giác…
Ngoài ra, bệnh nhân giai đoạn hậu COVID-19 cũng có thể gặp các di chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, lo âu, trầm cảm, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ, mau quên, nhạy cảm…
Sau nhiễm COVID-19, bạn nên thăm khám các triệu chứng ở các chuyên khoa để được tư vấn, giải thích rõ hơn về các triệu chứng hậu COVID-19 và có biện pháp hồi phục triệu chứng, giảm bớt tâm lý lo âu.
Nếu sau một thời gian, các triệu chứng trên không cải thiện, bạn nên đến ngay cơ sở chuyên khoa Nam học để thăm khám.
Cha mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà là: trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh.
Nguồn: [Link nguồn]