Chưa già đã đau lưng chỉ vì những thói quen tưởng vô hại này
Chuyên gia về chấn thương chỉnh hình đã chỉ ra những thói quen khiến những người trẻ tuổi chưa già đã đau lưng.
ThS BS. Nguyễn Thành Nhân – Khoa Chấn thương chỉnh BV Đại học Y Dược TPHCM cho biết, tỉ lệ thoái hóa cột sống ở người trẻ dưới 45 tuổi ngày càng gia tăng, khiến đây không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây.
Bệnh gây nên tình trạng tổn thương sụn mấu khớp cột sống và đĩa đệm, dẫn đến hình thành gai xương cột sống và có thể gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống. Những người có thói quen không đúng sẽ gây đau mỏi cổ thắt lưng nhưng cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi, đơ cứng cổ, tê hoặc dị cảm tay, chân….
BS Nhân cảnh báo, tuy không quá nguy hiểm nhưng cơn đau sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng bệnh trầm trọng nhưng không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tàn tật.
Chuyên gia về chấn thương chỉnh hình đã chỉ ra những thói quen khiến những người trẻ tuổi chưa già đã đau lưng.
1. Ngồi yên 1 tư thế
Những người thường xuyên phải ngồi yên 1 tư thế suốt 10 tiếng một ngày dễ bị áp lực lên cột sống và các khớp lớn hơn người bình thường, dần sẽ xuất hiện những cơn đau lưng.
2. Nằm ngủ bằng võng
Thói quen này có thể làm tình trạng thoái hóa tiến triển nặng hơn, chứng đau lưng sẽ tái phát dữ dội, kéo dài không dứt, cột sống có thể trở nên giòn xốp, dễ vỡ và có các mảnh xương vụn. Các mảnh xương này đâm vào dây thần kinh cột sống gây nên những cơn đau dữ dội không dứt cho người bệnh.
3. Mang vác nặng
Chỉ cần mang một túi nặng trên vai thì cột sống bị mất cân bằng, rất dễ dẫn đến chứng đau lưng. Cách tốt nhất là bạn không nên vác đồ nặng trên 10% trọng lượng cơ thể để bảo vệ chiếc cột sống.
4. Đi giày cao gót thời gian dài
Người đi giày cao gót quá cao phải cong lưng, khi đó áp lực từ trọng lượng cơ thể đặt lên các khớp xương. Tình trạng đó diễn ra liên tục khiến bạn mắc phải chứng đau lưng.
Đi giày cao gót liên tục khiến bạn mắc phải chứng đau lưng.
5. Dùng gối quá cao
Dùng gối quá cao, sẽ giống như tình trạng cúi đầu, nghiêng đầu liên tục, khiến cơ xương cổ không được nghỉ ngơi, các cơ cổ sẽ không được thư giãn tự nhiên. Nếu suốt đêm ngủ gối cao, cổ sẽ đau, đầu đau, đau lưng….
6. Lười vận động
Luyện tập thể dục không những phát triển cơ bắp mà quan trọng là nó còn giúp bạn có một chiếc lưng vững chắc. Khi ít luyện tập, sự co giãn cơ yếu và đĩa đệm cột sống dễ bị thoái hóa.
7. Thói quen “chịu đựng”
Nhiều người có tâm lý rằng, đau nhức lưng là ảnh hưởng của thời tiết nên người bệnh thường có tâm lý chịu đựng, “sống chung” với cơn đau thay vì tìm đến các cơ sở y tế uy tín để nhận được sự thăm khám và chữa trị chuẩn xác từ các chuyên gia.
ThS BS. Nguyễn Thành Nhân cũng khuyến cáo người bệnh không nên chỉ dựa vào những triệu chứng đau nhức bên ngoài mà tự suy đoán tình trạng bệnh. Việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác để điều trị mà không có sự thăm khám, chẩn đoán từ các bác sĩ có chuyên môn sẽ khiến người bệnh tốn kém nhiều thời gian, công sức mà bệnh tình không được điều trị triệt để.
Ở tư thế cúi kể cả đứng hay ngồi và đặc biệt có xách thêm vật nặng thì áp lực nội đĩa đệm sẽ tăng lên rất...