Chú ý đến 7 điều này để căn bệnh liệt dạ dày không còn cơ hội ghé thăm bạn

Sự kiện: Bệnh về dạ dày
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Chán ăn, đầy bụng khó chịu, đau bụng đều là những triệu chứng phổ biến của chứng khó tiêu, tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài rất có thể là liệt dạ dày.

Triệu chứng của liệt dạ dày

Liệt dạ dày có thể hiểu đơn giản là "dạ dày tê liệt và cử động chậm chạp", chính xác là nó dùng để chỉ một loại bệnh khiến dạ dày khó co bóp và bài tiết. Đây còn được coi là bệnh rối loạn chức năng làm rỗng, khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu. Ở những người bị liệt dạ dày, các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng và thường bao gồm:

1. Buồn nôn, nôn, nôn trớ thức ăn chưa tiêu mới ăn vài giờ trước

2. Đầy bụng, đau thượng vị

3. Cảm thấy no dù ăn rất ít

4. Chán ăn, ăn không ngon

5. Cảm giác nóng rát ở dạ dày, trào ngược axit

Nó có thể gây ra những thay đổi về lượng đường trong máu, nếu không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và giảm cân.

Chú ý đến 7 điều này để căn bệnh liệt dạ dày không còn cơ hội ghé thăm bạn - 1

Bệnh tiểu đường là một nguyên nhân phổ biến của liệt dạ dày

Nguyên nhân chính của liệt dạ dày hiện được coi là do dây thần kinh đối giao cảm "dây thần kinh phế vị" điều khiển cơ dạ dày bị tổn thương, do đó dây thần kinh phế vị không thể gửi tín hiệu "co bóp và đẩy thức ăn xuống ruột non" đến dạ dày một cách bình thường. Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này là bệnh tiểu đường, do lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương dây thần kinh. Tình trạng chậm làm rỗng dạ dày đã được tìm thấy ở 50% bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, liệt dạ dày cũng có thể xảy ra nếu trước đây người bệnh đã trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa, hoặc mắc các bệnh tự miễn hoặc bệnh thần kinh, và các bệnh khác như nhiễm vi khuẩn và vi rút, hoặc điều trị bằng một số loại thuốc đặc biệt như thuốc gây mê và thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây liệt dạ dày.

Chẩn đoán và giảm bớt triệu chứng bệnh liệt dạ dày

Bệnh liệt dạ dày có thể nói là một bệnh mãn tính, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, những người bị nhẹ có thể dùng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ thuyên giảm, những bệnh nhân nặng hơn hoặc sau khi uống thuốc sẽ bị buồn nôn và nôn, cần cân nhắc dùng thuốc. Ngoài ra, phẫu thuật sẽ được chỉ định đối với những người bị loét dạ dày nặng.

Chú ý đến 7 điều này để căn bệnh liệt dạ dày không còn cơ hội ghé thăm bạn - 2

Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc và phẫu thuật, việc thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng liệt dạ dày. Dưới đây là một vài gợi ý:

1. Nên ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên, tránh ăn quá no một lúc, thay thế 3 bữa ăn trong ngày bằng 5-6 bữa ăn nhỏ.

2. Ăn ít thức ăn nhiều chất béo và nhiều chất xơ, vì thức ăn béo mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn và chất xơ không dễ tiêu hóa, một số người có thể cảm thấy khó chịu với thức ăn cay và đồ uống có ga.

3. Chọn thức ăn mềm hơn hoặc cắt thành miếng nhỏ.

4. Nhai kỹ khi ăn.

5. Không ăn thức ăn sống, nấu chưa chín kỹ.

6. Tránh nằm trong vòng 2 giờ sau bữa ăn và tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ.

7. Đảm bảo uống đủ nước, mất nước sẽ khiến buồn nôn nặng hơn, nhưng không nên uống quá nhiều một lúc. Nếu tình trạng nôn mửa nghiêm trọng, có thể cần bổ sung đồ uống thể thao hoặc đồ uống khác có chứa đường và chất điện giải.

Tuy nhiên, nếu là bệnh liệt dạ dày do bệnh tiểu đường gây ra, các phương pháp ăn uống như bữa ăn nhỏ và súp và nước nói trên là không phù hợp. Vì những người mắc bệnh tiểu đường thường mắc bệnh này là do kiểm soát lượng đường trong máu kém, dẫn đến chức năng dẫn truyền thần kinh không bình thường, nên mấu chốt để duy trì hàng ngày là "kiểm soát lượng đường trong máu trong phạm vi bình thường", và chỉ số huyết sắc tố glycated tốt nhất là dưới 7%.

Nguồn: [Link nguồn]

Ung thư dạ dày liên quan nhiều yếu tố nguy cơ bao gồm cả chế độ ăn uống. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường xuyên thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 41% so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ thêm muối.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo HỒNG NGỌC (Theo fiftyplus) ([Tên nguồn])
Bệnh về dạ dày Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN