Chợ Việt có 1 loại củ rẻ tiền tốt ngang nhân sâm, tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết đến giảm cân không phải ai cũng biết

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Củ dong hay còn gọi là củ dong riềng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Củ dong là gì?

Củ dong, tên khoa học Maranta Arundinacea, có dạng rễ của một loài cây được trồng khá phổ biến ở nước ta.

Bột dong riềng được chế biến từ dong tươi có nhiều công dụng cho sức khỏe. Ngoài hàm lượng protein cao, bột củ dong còn chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Đặc biệt củ dong có thể được sử dụng cho trẻ em và người cao tuổi nhằm giúp cải thiện tình trạng tiêu hoá.

Thành phần dinh dưỡng trong 120 gam củ dong tươi bao gồm: Calo: 78, carbohydrate 16 gam, chất xơ 2 gam, protein 5 gam, vitamin B9 102% giá trị hàng ngày, photpho 17%, sắt 15%, Kali 11%...

Củ dong chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng.

Củ dong chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng.

Công dụng của củ dong 

Theo dược học cổ truyền, củ dong riềng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mạn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt...

Theo sách Sinh thảo dược tính bị yếu củ dong riềng có công dụng "thoái nhiệt độc, trị ung nhọt, lợi tiểu tiện"; sách Nam Ninh thị dược vật chí ghi rằng: dong riềng có khả năng thu liễm, trừ đàm, được dùng để chữa lỵ kinh niên, thổ huyết và các bệnh thần kinh; sách Tứ Xuyên trung dược chí viết: "Dong riềng bổ thận hư, trị huyết lậu, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, nhọt độc giai đoạn sưng nóng đỏ đau". Cách dùng thông thường là sắc lấy nước uống, ăn củ dong riềng luộc hoặc giã nát đắp ngoài.

BS Nguyễn Thường Hanh (Nội khoa - Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Bắc Ninh) cho biết, từ xưa, loại củ này đã từng được sử dụng phổ biến vì các đặc tính dược lý của nó. Hầu hết các lợi ích sức khỏe mà loại củ này mang lại đều liên quan đến thành phần tinh bột cũng như các hợp chất khác.

Dưới đây là những tác dụng từ củ dong mang lại:Hỗ trợ kiểm soát đường huyết và giảm cân

Củ dong có chỉ số đường huyết thấp, giúp ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn, đặc biệt có lợi cho người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Tinh bột kháng trong củ dong còn giúp cải thiện độ nhạy insulin, đồng thời hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

Bột củ dong chứa khoảng 32% kháng tinh bột – loại tinh bột mà cơ thể không thể tiêu hóa được. Khi trộn lẫn với nước sẽ tạo thành dạng gel nhớt và hoạt động giống như chất xơ hòa tan ở trong ruột.

Thực phẩm giàu chất xơ và kháng tinh bột sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa, mang lại cảm giác no lâu khi ăn. Do đó, bạn sẽ điều chỉnh được cảm giác thèm ăn và có thể hỗ trợ quá trình giảm cân.

Trong một nghiên cứu thực hiện trên 20 người trưởng thành, những người sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung 48g kháng tinh bột đã tiêu thụ ít calo hơn đáng kể trong vòng 24 giờ, so với nhóm đối chứng.

Hàm lượng protein trong củ dong cũng giúp người dùng có cảm giác no lâu hơn.

Ngoài mang lại giá trị dinh dưỡng, củ dong có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Ngoài mang lại giá trị dinh dưỡng, củ dong có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.

Có khả năng chống tiêu chảy

Củ dong có thể giúp điều trị tiêu chảy do chúng giúp định hình khối phân và bù nước cho cơ thể.

Tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước, thậm chí gây tử vong, nhất là trên đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em.

Một nghiên cứu kéo dài 1 tháng, tiến hành trên 11 người bị tiêu chảy và được uống 2 muỗng cà phê (tương đương 10mg) bột củ dong 3 lần/ngày. Kết quả cho thấy họ ít bị tiêu chảy và đau bụng hơn.

Hàm lượng tinh bột cao ở loại củ này đã mang lại tác dụng trên, giúp làm tăng kích thước và tính đồng nhất cho khối phân. Từ đó, tần suất bị đại tiện sẽ được giảm xuống.

Kích thích hệ thống miễn dịch

Hàm lượng kháng tinh bột trong củ dong có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch. Loại củ này là một prebiotic tiềm năng, một loại chất xơ tạo môi trường cho vi khuẩn đường ruột phát triển.

Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột có thể làm tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch vì chúng sản xuất ra nhiều vitamin và giúp hấp thu nhiều khoáng chất quan trọng mà hệ miễn dịch cần để hoạt động hiệu quả.

Một nghiên cứu ở chuột cho thấy, chuột được cho ăn bột củ dong trong 14 ngày nồng độ các globulin miễn dịch G, A và M trong máu tăng đáng kể. Các globulin đó là những kháng thể khác nhau giúp bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây hại.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu trên con người hơn nữa.

Củ dong khá phù hợp với chế độ ăn không chứa gluten

Củ dong trong tự nhiên không có chứa thành phần hợp chất gluten. Bột được sản xuất từ loại củ này có thể được sử dụng để thay thế cho bột mì. Vì vậy những người không hấp thu được thành phần gluten hoặc gặp tình trạng bệnh lý celiac có thể sử dụng bột của loại củ này để thay thế.

Bệnh celiac được mô tả như một tình trạng rối loạn đường tiêu hoá phổ biến được gây ra bởi nguyên nhân gluten sẽ gây viêm ruột non ở những người mắc bệnh. Do vậy, những người đã mắc phải tình trạng này cần phải tránh hoàn toàn việc hấp thu các loại protein có dạng gluten. Thành phần gluten có chứa nhiều trong các sản phẩm ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì hoặc lúa mạch đen.

Kháng tinh bột trong thành phần của củ dọng khá đặc biệt và phù hợp với những đối tượng này. Hơn nữa, bột củ dong không có thành phần gluten có thể giúp cải thiện kết cấu, độ giòn và cả hương vị của sản phẩm.

Củ dong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Theo kết quả cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu được thực hiện lợi ích của củ dong trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch cho thấy hiệu quả điều trị khá cao.

Lượng kali dồi dào trong củ dong riềng có khả năng làm giãn mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, từ đó giảm áp lực lên tim và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp – nguyên nhân hàng đầu của các bệnh tim mạch.

Ngoài ra, củ dong cũng chứa rất ít natri và nhiều chất xơ, giúp giảm cholesterol LDL, bảo vệ động mạch khỏi nguy cơ xơ vữa và các biến chứng nguy hiểm khác.

Được coi là dược liệu có lợi cho sức khỏe, quả la hán khá quen thuộc khi dùng làm nước giải khát ngày hè. Vậy người bị tiểu đường có uống được la hán quả không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo L.Vũ ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN